Bài viết tổng hợp các quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.
1. Thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử
Trong trường hợp đơn vị đã chuyển qua sử dụng hóa đơn điện tử nghĩa là đã không còn sử dụng hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế thì không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Tuy nhiên tại thời điểm mới bắt đầu chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử thì sẽ có 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Tại thời điểm chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử thì thời gian trước đó trong cùng một quý doanh nghiệp vẫn có phát sinh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc không sử dụng nhưng vẫn còn tồn số hóa đơn đã mua tại báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý trước thì doanh nghiệp vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định trên.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
– Trường hợp 2: Tại thời điểm chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử thì trong kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Tương tự áp dụng với việc báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in tại Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nêu trên. Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau:
“Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”
>> Tham khảo: Mức phạt vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Ngoài ra, hiệu lực thi hành được quy định tại Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) như sau:
“Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
…”
Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử như đã nêu trên.
2. Lợi ích của hóa đơn điện tử
Hoá đơn điện tử có nhiều lợi ích, trong số đó không thể không nhắc tới độ an toàn, chính xác gần như tuyệt đối của hoá đơn điện tử xác thực. Đây là loại hoá đơn có mã xác thực của cơ quan thuế, vì thế hoá đơn này không thể làm giả.
Trong khi hoá đơn giấy viết tay thường dễ xảy ra sai sót như: viết sai tên, tuổi, địa chỉ, mã số thuế, đơn giá….gây ra những phiền toái không đáng có. Việc xử lý những sai sót này cũng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC, kể từ ngày 15/12/2016 trường hợp làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có thể bị phạt đến 08 triệu đồng. Việc hóa đơn giấy bị thất lạc rất dễ rảy xa và gây không ít phiền phức cho cả nhà cung cấp và khách hàng.
Hóa đơn điện tử được chuyển và lưu trữ trên trên máy tính nên việc bị mất, cháy, hỏng là không có. Trong khi hóa đơn giấy phải được gửi qua đường bưu điện hoặc các đơn vị vận chuyển khác nên những rủi ro mang lại là điều không tránh khỏi.
Theo Bộ Tài chính, ước tính, cả nước hiện có khoảng 110 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh và 260 nghìn doanh nghiệp (DN) có doanh thu/năm trên 1 tỷ đồng. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thực tế các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm … đã thực hiện giao dịch điện tử với khách hàng.
Thống kê của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, trong năm 2017, Tập đoàn Điện lực đã sử dụng 289 triệu hóa đơn điện tử; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) khoảng 96 triệu hoá đơn/năm; Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã sử dụng trung bình 3,5 triệu số hóa đơn/tháng, tương đương với 42 triệu số hóa đơn/năm.
>> Tham khảo: Không tìm thấy chứng thư số của nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số thì làm thế nào?
Số lượng hóa đơn điện tử của Tổng công ty hàng không Việt Nam là 2 triệu hóa đơn/năm. Việc triển khai hóa đơn điện tử và thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn.
Tuy nhiên, thực tế phần lớn hộ kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ mua bán, được tự kê khai đóng thuế nên khó tránh khỏi thất thu thuế. Theo quy định, đối với hộ kinh doanh, hiện có 3 khoản thuế và lệ phí phải nộp chủ yếu là: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân.
Vậy làm thế nào để công khai, minh bạch trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh?
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, về bản chất hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một, nhưng chính sách hiện nay lại phân biệt và nhiều trường hợp hộ kinh doanh bị loại ra khỏi chính sách khiến họ bị hạn chế nhiều so với doanh nghiệp.
Cụ thể, về điều kiện kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện … chưa kể, một số ngành nghề quy định phải là doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên so với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể lại có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập, lệ phí thành lập chỉ bằng 50% lệ phí thành lập DN. Hộ kinh doanh chỉ có 6 loại sổ sách kế toán so với vài chục loại của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Họ chỉ cần đóng thuế môn bài, nộp kê khai hoặc thuế khoán, không phải đóng VAT, thu nhập cá nhân hoặc thu nhập doanh nghiệp … Vậy đây phải chăng chính là nguyên nhân khiến các hộ kinh doanh e ngại khi chuyển đổi mô hình hoạt động lên thành doanh nghiệp?
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, nguyên nhân quan trọng khiến các hộ kinh doanh không muốn chuyển lên doanh nghiệp đó là khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, họ có thể né thuế, trốn thuế.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khác như các hộ kinh doanh khi chuyển lên doanh nghiệp, họ phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, do đó chi phi của họ sẽ phát sinh nhiều hơn.
Kết luận
Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/