Doanh nghiệp không được xuất hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra

Xuất hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra có hợp lệ không

Xuất hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra có được không? Thời điểm xuất hóa đơn đầu vào và đầu ra như thế nào là hợp pháp? Vi phạm thời điểm xuất hóa đơn thì bị xử lý thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Xuất hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra là hành vi vi phạm của bên bán

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ để bán lại. Tuy nhiên, khi hàng hóa, dịch vụ đã được giao, bên mua chưa nhận được hóa đơn của bên bán song bên mua lại muốn xuất hóa đơn cho khách hàng của mình thì có được hay không?

Với trường hợp này, bên mua sẽ chưa được xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng của mình bởi bên bán đang vi phạm thời điểm xuất hóa đơn.

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định thời điểm lập hóa đơn với bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

Thời điểm lập và xuất hóa đơn đối với việc bán hàng hóa phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

– Thời điểm lập, xuất hóa đơn với việc cung ứng dịch vụ phải là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền. Nếu trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì thời điểm lập, xuất hóa đơn phải là ngày thu tiền.

– Trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng đều phải lập, xuất hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa tương ứng với từng lần giao.

Hoặc nếu dùng hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cũng cần phải tuân thủ quy định tại Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC:

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Từ quy định trên có thể thấy, bên bán hàng hóa, dịch vụ cho bên mua đã phạm phải lỗi vi phạm thời điểm xuất hóa đơn vì đã giao hàng hóa, dịch vụ nhưng lại chưa xuất hóa đơn. Với lỗi này, bên bán sẽ phải chịu xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành về hóa đơn.

Như vậy, khi gặp trường hợp hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra, bên mua cần chờ bên bán xử lý xong sai phạm xuất hóa đơn này, nhận được hóa đơn đầu vào thì mới xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng của mình để đảm bảo tính hợp pháp, tránh các rủi ro, sai phạm hóa đơn có thể xảy ra.

>> Tham khảo: Thời điểm ngừng sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.

2. Quy định thời điểm xuất hóa đơn hợp pháp

Thời điểm xuất hóa đơn được quy định thế nào?

Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định thời điểm xuất hóa đơn.

Nhằm đảm bảo xuất hóa đơn hợp pháp, các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ quy định thời điểm xuất hóa đơn trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC (với hóa đơn giấy) hoặc Thông tư số 68/2019/TT-BTC (với hóa đơn điện tử).

Thực tế, mọi hóa đơn xuất sai thời điểm đều bị xử phạt. Ngoài việc quy định thời điểm xuất hóa đơn hợp pháp với bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tại Khoản 2 và 3 của Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính còn hướng dẫn chi tiết tới các đơn vị kinh doanh thời điểm lập xuất hóa đơn trong một số trường hợp đặc biệt khác:

– Lập xuất hóa đơn chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp, tính từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ đối với các hóa đơn cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định.

– Lập xuất hóa đơn vào chính thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành đối với loại hóa đơn xây dựng, lắp đặt, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>> Tham khảo: Khấu trừ thuế với hóa đơn đầu vào.

– Đối với các tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng thì thời điểm lập hóa đơn sẽ là: Lập hóa đơn vào ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng với trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng; lập hóa đơn vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng; lập hóa đơn chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website hay hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế.

– Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensate và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than thì thời điểm lập hóa đơn sẽ tuân thủ quy định Khoản 1, Khoản 3 của Điều 7, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

3. Quy định xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Đối với các trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ quy định thời điểm lập, xuất hóa đơn thì sẽ bị quy vào hành vi sai phạm, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Mức phạt với hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm

Mọi hóa đơn xuất sai thời điểm đều bị xử phạt.

Quy định xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm hiện được áp dụng theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, mới được Chính Phủ ban hành ngày 20/10/2020 và chính có hiệu lực áp dụng 05/12/2020.

Cụ thể, tại Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt với các trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn tới chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP);

– Phạt tiền từ 4 – 8 triệu đồng với trường hợp lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ sai thời điểm quy định bởi pháp luật.

Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết tới bạn và doanh nghiệp việc xuất hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra có được hay không.

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
Rate this post