Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Những quy định quan trọng về hợp đồng mua bán

Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

Là một trong những loại hợp đồng thông dụng nhất hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng trong phần lớn các giao dịch mua bán. Việc nắm được khung pháp lý khi giao kết hợp đồng sẽ giúp các bên dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm theo hợp đồng. Dưới đây là những quy định quan trọng về hợp đồng mua bán.

>> Tham khảo: Nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

1. Hợp đồng mua bán là gì?

Căn cứ theo Điều 430, Bộ Luật Dân sự năm 2015:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.

Mặt khác, tại Khoản 8, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005:

“Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán  cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

Luật Thương mại năm 2005 không có quy định cụ thể về hợp đồng mua bán nhưng có thể hiểu bản chất hợp đồng mua bán trong hoạt động thương mại và một hình thức cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.

Kết hợp Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005, có thể định nghĩa như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên, một bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên còn lại có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Đặc điểm, khung pháp lý, tranh chấp của hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào? Hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Luật Dân sự hay Luật Thương mại?

2.1. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm chung và riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Đặc điểm chung:

  • Tính đồng thuận: Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết trên cơ sở đồng thuận giữa các bên.
  • Có tính đền bù: Khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho bên mua thì đồng thời sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
  • Là hình thức hợp đồng song vụ: Các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc nghĩa vụ đối với bên còn lại, đồng thời cũng có quyền đòi hỏi bên còn lại thực hiện nghĩa vụ đối với bên mình.

>> Tham khảo: Nguyên nhân lỗi không nộp được báo cáo tài chính qua mạng.

Đặc điểm riêng:

  • Về chủ thể: Hợp đồng mua bán được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.
  • Về hình thức: Theo Điều 24, Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.
  • Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng hóa, bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, vật gắn liền với đất đai.
  • Về mục đích: Mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa là mang lại lợi nhuận.

>> Tham khảo: Kế toán quản trị bán hàng có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

2.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của luật nào?

Về cơ bản, hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự năm 2015. Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc một trong các trường hợp giao dịch thương mại thì ngoài Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán hàng hóa còn chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005.

Các tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, có 6 tranh chấp phổ biến mà bạn cần biết:

  • Tranh chấp liên quan đến chủ thể, các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Tranh chấp liên quan đến tiến độ thực hiện giao hàng theo cam kết trong hợp đồng.
  • Tranh chấp do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do các vấn đề về giá cả, phương thức thanh toán.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán do các chính sách bảo hành hàng hóa.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung hợp đồng

Các điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, ngoài những nội dung về thông tin các bên tham gia hợp đồng, các nội dung về hình thức, thời gian, địa điểm,… thì các điều khoản chính cần có bao gồm:

  • Điều khoản về đối tượng của hợp đồng.
  • Điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hóa.
  • Điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
  • Điều khoản về đặt hàng, địa điểm, phương thức giao nhận.
  • Điều khoản về đổi trả hàng.
  • Điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên.
  • Điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp.
  • Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa. Là hình thức hợp đồng phổ biến, thông dụng nhất hiện nay, việc nắm được các quy định pháp lý về loại hợp đồng này sẽ giúp các bên giao kết hợp đồng thuận lợi, dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh khi có tranh chấp.

>> Tham khảo: Tải file excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)