Hướng dẫn cách khắc phục khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn

Hướng dẫn cách xử lý khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn

Các doanh nghiệp vi phạm những quy định nhất định trong Thông tư 215/2013/TT-BTC sẽ bị cưỡng chế hóa đơn nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ về thuế đối với ngân sách quốc gia. Vậy khi bị cưỡng chế hóa đơn, doanh nghiệp cần xử lý thế nào?

1. Khái niệm về hóa đơn và cưỡng chế hóa đơn

Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Điều này đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.

Trong Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế, trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn.

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.

  • Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
  • Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế, chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp.

>> Tham khảo: Khi nào doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn.

2. Hướng dẫn cách xử lý đúng quy định

Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn và cách xử lý

Khi bị cưỡng chế hóa đơn, các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về việc cưỡng chế hóa đơn. Hơn thế, doanh nghiệp tuyệt đối không tự ý tiếp tục sử dụng hóa đơn nếu không được pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, theo Công văn 1695/TCT-QLN, một số doanh nghiệp khi được cưỡng chế hóa đơn vẫn có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

  • Trường hợp doanh nghiệp có đề xuất văn bản đề nghị được dùng hóa đơn cho từng lô hàng, từng hạng mục công trình.
  • Trường hợp doanh nghiệp cam kết thực hiện nộp thuế với tiền thuế phát sinh và tiền nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn lẻ.
  • Quy định trên được xem như giải pháp gỡ rối cực hữu ích cho các doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Lưu ý rằng:

  • Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.
  • Ngoài ra, có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ tiền thuế nhưng do nhầm lẫn gì đó mà vẫn bị quyết định cưỡng chế hóa đơn. Khi gặp sự cố này, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng làm công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế nộp lên cơ quan thuế có thẩm quyền.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
Rate this post