Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp hướng dẫn hạch toán hàng khuyến mãi theo quy định. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Khuyến mãi là gì?
Khuyến mãi mang nghĩa là “khuyến khích mua hàng hoá, dịch vụ”, do đó mục đích chính của khuyến mãi là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Ngoài ra, hoạt động khuyến mãi còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp khi niêm yết giá đề là giá được giảm 20% hay 30%, nhưng bảng đó được yết quanh năm, với mức giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như vậy giá đó là giá bán thật, không phải là giá giảm và hành vi này được coi là lừa dối khách hàng. Bởi vậy, để tránh việc lừa dối khách hàng bằng giảm giả ảo, Nghị định 37 ngày 4/4/2006 của Việt Nam quy định:
Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mãi bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mãi không được vượt quá 45(bốn lăm) ngày.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp có được phép ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử không?
Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể quanh năm thực hiện giảm giá, nhưng là sự giảm giá luân phiên từng nhóm mặt hàng mà mình kinh doanh vẫn không vi phạm quy định. Hình thức giảm giá luân phiên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có số mặt hàng kinh doanh lớn như các siêu thị; đối với các doanh nghiệp chuyên doanh áp dụng ở mức hạn chế hơn.
Để tránh việc doanh nghiệp lợi dụng hình thức khuyến mãi này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ, pháp luật quy định:
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mãi không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mãi.
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán hàng tồn kho hoặc hết thời trang, muốn thực hiện “đại hạ giá” ở mức 60-80%. Do giá bán khuyến mãi chỉ so sánh với giá “ngay trước thời gian khuyến mãi” nên để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải chia làm nhiều chặng thời gian giảm giá (mỗi chặng có thể ngắn, hết chặng đầu có thể nâng lên cao hơn một chút và sau đó lại giảm mạnh ở chặng thứ hai) mà vẫn không trái với quy định.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Hạch toán hàng khuyến mãi thế nào?
2.1. Đối với bên mua
Bên mua, khi nhận được hàng khuyến mại, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 156 – Hàng hóa
- Có TK 711 – Giá trị hàng khuyến mãi
Khi phản ánh giá vốn hàng hóa, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 632
- Có TK 156
2.2. Đối với bên đại lý, nhà phân phối
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, phân phối để khuyến mại cho khách hàng:
- Khi nhận hàng của nhà sản xuất: theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản lý nội bộ.
Khi kết thúc chương trình khuyến mại, nếu không phải hoàn trả hàng khuyến mại chưa sử dụng thì kế toán ghi:
- Nợ TK 156 – Hàng hóa
- Có TK 711 – Thu nhập khác.
>> Tham khảo: Cập nhật tính năng mới của phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice theo Thông tư 78.
2.3. Hạch toán với bên bán hàng
Bên bán mua hàng hóa hoặc sản phẩm do bên bán tự sản xuất sử dụng vào mục đích khuyến mại thì khi xuất sản phẩm, hàng hóa:
– Nếu xuất sản phẩm để khuyến mại không thu tiền, không kèm theo điều kiện khi mua:
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (nếu hạch toán theo Thông tư 200)
- Nợ TK 6421 (nếu hạch toán theo Thông tư 133)
- Có TK 155, 156.
– Nếu xuất hàng hóa, sản phẩm không thu tiền và kèm theo điều kiện khi nhận hàng khuyến mại thì kế toán cần phân bổ số tiền để được tính doanh thu cho cả hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán.
– Khi thực hiện xuất bán hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa khuyến mại:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có TK 155, 156 – Giá thành sản xuất, giá vốn hàng hóa
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Khi ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho các sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng khuyến mại, kế toán ghi:
- Nợ TK 111, 112, 131,…
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/