Hướng dẫn hạch toán hàng trả cho bên bán

hạch toán hóa đơn hàng trả lại cho bên bán

Bài viết hướng dẫn hạch toán hàng trả lại cho bên bán theo đúng quy định. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả. 

1. Quy định về hóa đơn hàng trả lại

Theo quy định tại điểm 2.8 Phụ lục 4 – Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa – dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng của thông tư 39/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:

  • Khi bán hàng: Người bán đã xuất hóa đơn bán hàng, người mua đã nhận hàng. Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại nên đã trả lại một phần hoặc toàn bộ số hàng mua.
  • Khi trả lại hàng cho người bán: người mua phải lập hóa đơn trả lại hàng. Nội dung ghi trên hóa đơn phải ghi rõ lý do trả lại hàng mua.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo Điểm 2.8, Khoản 2, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC, việc lập hóa đơn trả lại hàng hóa được hướng dẫn như sau:

“Tổ chức cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày tháng của hóa đơn, lý do trả lại hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập”.

>> Tham khảo: Ba bước để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

2. Hạch toán hàng trả lại cho bên bán

Hạch toán hóa đơn hàng bán trả lại thế nào?

Khi bán hàng cho bên mua, bên bán sẽ xuất hóa đơn GTGT đầu ra:

2.1. Bút toán ghi nhận doanh thu:

  • Nợ TK 131: Nếu người mua chưa thanh toán.
  • Nợ TK 111: Nếu người mua thanh toán tiền mặt.
  • Nợ Tk 112: Nếu người mua chuyển khoản ngân hàng.
  • Có Tk 511: Tăng doanh thu bán hàng.
  • Có Tk 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

2.2. Bút toán ghi nhận giá vốn hàng hóa:

  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa.
  • Có TK 155, 156: Thành phẩm hoặc hàng hóa.

Khi người mua trả lại hàng, bên mua sẽ phát hành hóa đơn cho bên bán theo số lượng thực nhận:

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.3. Bút toán hạch toán giảm trừ doanh thu hàng bán:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT bên mua xuất lại cho bên bán bên bán hàng sẽ hạch toán

  • Nợ TK 521.2: Hàng bán bị trả lại (theo Thông tư 200)
  • Nợ TK 511: Giảm trực tiếp doanh thu bán hàng hóa (nếu theo TT 133)
  • Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng với số lượng giá trị hàng hóa bị trả lại
  • Có TK 111, 112, 131.

2.4. Bút toán hạch toán giảm giá vốn hàng bán, tăng lượng hàng trong kho

  • Nợ TK 155, 156: Tăng lượng hàng nhập kho (cộng thêm số hàng trả lại)
  • Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)