Tổng hợp quy định về hạch toán tài sản cố định thuê tài chính và hướng dẫn cách thực hiện. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Một số khái niệm cơ bản
Tài sản cố định không có quy định chung mà theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
– Tài sản cố định thuê tài chính
Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
– Tài sản cố định tương tự
Là tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Tài khoản 212 là tài khoản dùng để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 212:
- Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
- Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Lưu ý: Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
>> Tham khảo: Ký số trên hóa đơn điện tử với Extension Einvoice Signing thế nào?
Về cách xác định nguyên giá đối với tài sản cố định thuê tài chính được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì đối với tài sản cố định thuê tài chính bên thuê và bên cho thuê cần lưu ý những vấn đề sau:
– Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
– Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
2. Hạch toán tài sản cố định cho thuê tài chính
Để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, kế toán cần phân biệt 2 phần chính, hạch toán tại đơn vị đi thuê và đơn vị cho thuê tài sản cố định thuê tài chính.
2.1. Tại đơn vị đi thuê
Khi nhận TSCĐ thuê ngoài:
Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm thuê.
Nợ TK 142: Số cho thuê phải trả
Có TK 342: Tổng số tiền phải trả chưa tính thuế.
>> Tham khảo: Thuế VAT hàng y tế được quy định như thế nào?
Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng:
Nợ TK 342: Số tiền thuê phải trả
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112,…
Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, kết chuyển chi phí:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214: Số khấu hao phải trích
Có TK 1421: Trừ dần vào phải trả chi phí.
Kết thúc hợp đồng đi thuê:
Nợ Tk 1421: Chuyển nốt giá trị tài sản còn lại chưa khấu hao hết.
Nợ Tk 214: Giá trị hao mòn.
Có Tk 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
>> Tham khảo: Phần mềm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử ECN.
2.2. Hạch toán tại đơn vị cho thuê
Khi bàn giao TSCĐ cho bên đi thuê:
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn tài sản
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê
Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.
Định kỳ theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn lãi).
Nợ TK 111, 112, 1388…: Tổng số thu
Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.
Nợ TK 811
Có TK 228.
Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính mà kế toán cần nắm vững. Các trường hợp doanh nghiệp cho thuê hoặc đi thuê tài sản cố định khá phổ biến, kế toán cần nắm được các nội dung định khoản để hạch toán tuân thủ quy định.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/