Hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể cách tính thuế phải nộp

Kê khai thuế với hộ kinh doanh cá thể

Bài viết hướng dẫn cách tính thuế đơn giản và chính xác đối với hộ kinh doanh cá thể theo các quy định hiện hành. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Tự tạo chữ ký điện tử trên ứng dụng Excel.

1. Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế như là: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn để nộp tờ khai thuế và thời gian để nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề rất cần thiết.

1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tạo ra thu nhập. Tổ chức, công ty, doanh nghiệp khi đăng ký thuế sẽ được cấp mã số thuế doanh nghiệp dùng để nộp thuế TNDN.

Lưu ý: Nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán năm từ 20% trở lên, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp tiền thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

1.2. Báo cáo thuế giá trị gia tăng

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng.

Trường hợp các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo Quý.

– Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia thành 2 loại: Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ và trên 50 tỷ.

Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp:

– Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh thu dưới 1 tỷ đồng;

– Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động và có doanh nghiệp dưới 1 tỷ đồng.

1.3. Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là các khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.

+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập

+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

+ Số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng.

+ Số thuế TNCN phải nộp phát sinh trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng thì sẽ kê khai theo quý.

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế kê khai theo tháng. Trường hợp các doanh nghiệp nộp thuế đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo quý.

>> Tham khảo: Bút toán hạch toán thuế TNDN chi tiết.

Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng thì nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính theo tháng, doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính theo tháng hoặc quý. Doanh nghiệp nộp thuế thuộc đối tượng không phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định thì doanh nghiệp nộp thuế nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng.

Trường hợp xác định khai thuế thu nhập cá nhân theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31/01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý Việc kê khai thuế theo tháng hay theo quý được xác định một lần kể từ tháng hay quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

2. Cách tính thuế với hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ theo Khoản 3, 4, 5, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC, việc kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể có 3 phương pháp:

– Phương pháp kê khai: Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định:

“3. “Phương pháp kê khai” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.”

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Phương pháp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Theo Khoản 5, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định:

“5. “Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.”

– Phương pháp khoán: Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3, Thông tư 40/2021/TT-BTC:

“7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế”

Trong phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn tính thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán.

2.1. Cách tính thuế môn bài hộ kinh doanh

Theo Thông tư 65/2020/TT-BTC, mức thuế môn bài áp dụng với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh như sau;

  • Doanh thu trên 500 triệu/năm: Nộp thuế môn bài 1 triệu đồng/năm.
  • Doanh thu từ 300-500 triệu/năm: Nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm.
  • Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm: Nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm.

Trong đó, doanh thu để làm căn cứ tính thuế môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân được giảm trừ những khoản nào?

2.2. Cách tính thuế GTGT và TNCN hộ kinh doanh

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC và Thông tư 100/2021/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế trên doanh thu. Công thức cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT.

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN.

Trong đó: Doanh thu tính thuế được xác định như sau:

– Doanh thu tính thuế (GTGT và TNCN) đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu khoán:

– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu áp dụng với từng lĩnh vực, ngành nghề.

– Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng ngành nghề, lĩnh vực áp dụng theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn hoàn toàn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)