Hướng dẫn kê khai thuế GTGT với hàng hóa nhập khẩu

kê khai thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT với hàng hóa nhập khẩu có thể tham khảo các bước được hướng dẫn trong bài viết sau.

1. Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước. Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau:

– Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại quốc tế.

– Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.

>> Tham khảo: Hướng dẫn thiết kế mẫu hóa đơn điện tử trên Einvoice.

– Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C…

– Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, bảng Anh…

– Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB…

– Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.

– Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.

– Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá. Để đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.

– Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế – chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.

Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương. Có thể hiểu đó là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hòa nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng.

– Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội.

– Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.

– Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cấp, tự túc.

– Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được).

– Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước khác nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa.

>> Tham khảo: Xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không có mã số thuế có hợp lệ không?

2. Các loại thuế áp dụng với hàng hóa nhập khẩu

Tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Tại khoản 5, 6, 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 định nghĩa sau:

– Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

>> Tham khảo: Căn cứ tính thuế suất thuế nhập khẩu.

3. Các bước kê khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu

Hiện nay, khi kê khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu thì người kê khai cần căn cứ tối thiểu vào các chứng từ gồm:

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (hoặc biên lai nộp tiền thuế tại cảng);

– Tờ khai hải quan nhập khẩu.

Cách kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK

Để kê khai thuế GTGT, người khai có thể lựa chọn kê khai trên phần mềm HTKK.

Theo đó, bạn cần phải mở phần mềm HTKK mà doanh nghiệp mình đang sử dụng lên rồi tiến hành đăng nhập.

Trên giao diện “Đăng nhập hệ thống”,  bạn cần điền chính xác mã số thuế của doanh nghiệp mình vào mục “Mã số thuế” rồi nhấn nút “Đồng ý” là đã có thể đăng nhập thành công.

>> Tham khảo: Quy định thuế tncn giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc.

Bước 2: Tiến hành kê khai

Sau khi đã đăng nhập thành công, người khai thuế chọn chức năng “Thuế giá trị gia tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)”.

Khi giao diện kê khai được hiển thị, người khai phải hoàn thành thông tin vào các chỉ tiêu 23, 24, 25. Cụ thể:

– Chỉ tiêu 23: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tại đây, người khai điền giá trị tính thuế GTGT ghi trên tờ khai hải quan.

– Chỉ tiêu 24: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tại đây, người khai điền số tiền thuế GTGT đã nộp ghi trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

– Chỉ tiêu 25: Tổng số thuế GTGT được khấu trừ. Tại đây, người khai điền số tiền thuế GTGT đã nộp được ghi trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Lưu ý rằng:

– Đối với các biên lai nộp thuế nếu phải kê khai thì sẽ tiến hành tương tự quy trình trên.

– Do phải có chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu thì mới có thể khấu trừ nên khi kê khai vào chỉ tiêu số 25, người khai thuế bắt buộc phải có giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu.

– Đối với trường hợp số tiền thuế GTGT trên tờ khai hải quan và trên giấy nộp tiền thuế bị lệch, người khai thuế phải kiểm tra chính xác lý do tại sao xảy ra điều này (có thể do nộp thừa, nộp thiếu hay nhiều nguyên nhân khác) rồi liên hệ với cơ quan thuế để điều chỉnh.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn hoàn toàn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)