Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với ngân sách quốc gia. Bài viết sau hướng dẫn quyết toán thuế TNCN với các bước đơn giản và dễ thực hiện.
1. Thuế TNCN là gì?
Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình.
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
Do đó việc nộp thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Các bước thực hiện quyết toán thuế TNCN
Bước 1: Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế
Để có thể tiến hành quyết toán thuế điện tử TNCN, bước đầu tiên NNT cần truy cập vào cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản quyết toán thuế cá nhân
Trên giao diện chính của trang Thuế điện tử, NNT nhấn chọn mục “Cá nhân” để bắt đầu tiến hành đăng nhập hệ thống.
NNT chọn tiếp ô “Đăng nhập” ở góc trên, bên phải màn hình. Trường hợp NNT chưa có tài khoản khai thuế trên trang này thì có thể nhấn ô “Đăng ký” để tạo tài khoản cá nhân, sau đó sẽ tiến hành đăng nhập”.
Khi màn hình sẽ hiển thị ra giao diện “ĐĂNG NHẬP”, việc của NNT khi này là điền đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi sau đó nhấn ô “Đăng nhập”. Trong đó:
- Mã số thuế: Mã số cá nhân của NNT dùng để khai và nộp thuế TNCN.
- Mã kiểm tra: Nhập lại mã kiểm tra đã được hệ thống cấp.
Cuối cùng, hệ thống sẽ yêu cầu NNT nhập “Ngày cấp MST” và “Cơ quan thuế tỉnh/thành phố”, “Cơ quan thuế quản lý” rồi nhấn “Đăng nhập” thì mới có thể hoàn tất đăng nhập.
>> Tham khảo: Hướng dẫn hợp thức hóa khi xuất hàng hóa không có hóa đơn đầu vào.
Lưu ý rằng:
– Trường hợp NNT không nhớ ngày cấp MST cá nhân của mình thì có thể tìm lại trên trang này, tại thanh công cụ “Tra cứu thông tin NN”. Tiếp đó NNT nhập MST hoặc số CMT của mình, nhập tiếp “Mã kiểm tra” rồi nhấn “Tra cứu” để tìm ra ngày cấp MST của mình.
– Đối với mục “Cơ quan thuế tỉnh/thành phố”, NNT chọn Cục thuế cấp Tỉnh/Thành phố của CQT quản lý cá nhân. Ví dụ nếu cơ quan quản lý thuế của cá nhân NNT là Cục thuế TP Hà Nội thì NNT chọn Cục thuế TP Hà Nội.
– Đối với mục “Cơ quan quản lý” thì NNT chọn Cục thuế hoặc chi cục thuế quản lý mà mình trực thuộc.
>> Tham khảo: Báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
Bước 3: Kê khai thuế cá nhân
Sau khi đã đăng nhập, trên giao diện trang chủ, NNT chọn chức năng “Kê khai trực tuyến”. Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc có dấu (*) được hệ thống yêu cầu. NNT chọn loại tờ khai tờ khai (02/QTT-TNCN), chọn cơ quan thuế quyết toán.
Lưu ý rằng, khi chọn cơ quan thuế quyết toán của NNT thì thường có 2 trường hợp sẽ xảy ra:
- TH1: NNT kê khai trực tiếp thuế TNCN với cơ quan thuế (không khấu trừ tại nguồn), sau đó chọn Cục quản lý tổ chức chi trả (chọn cơ quan thuế ở phần tra cứu MST”. Khi này, loại tờ khai NNT lựa chọn sẽ là tờ khai chính thức/bổ sung.
- TH2: NNT không kê khai trực tiếp với cơ quan thuế (đơn vị chi trả khấu trừ tại nguồn) và khai thông tin về việc thay đổi nơi làm việc trong năm. Khi này:
Nếu NNT nhấn vào ô thay đổi nơi làm việc thì sau đó sẽ khai thông tin vào ô 1 hoặc 2. Tại ô 1, áp dụng cho thời điểm quyết toán người nộp thuế đang tính trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức chi trả. Khi đã chọn ô 1 thì NNT tiếp tục nhập thông tin MST của tổ chức chi trả tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, bao gồm: MST của tổ chức chi trả thu nhập, Nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân. Tại ô 2, áp dụng cho thời điểm quyết toán thuế NNT không làm việc cho tổ chức chi trả nào hoặc không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại bất kỳ tổ chức chi trả nào. Khi đã chọn ô 2 thì NNT sẽ tiếp tục chọn cơ quan thuế quản lý tại nơi cư trú.
Nếu không thay đổi nơi làm việc thì sau đó NNT sẽ chọn khai thông tin vào ô 3 hoặc 4. Tại ô 3, áp dụng cho thời điểm quyết toán thuế NNT vẫn còn làm việc tại tổ chức chi trả. Khi đã chọn ô 3, NNT tiếp tục nhập MST của tổ chức chi trả để hệ thống hỗ trợ xác định cơ quan thuế quyết toán một cách tự động. Tại ô 4, áp dụng cho thời điểm quyết toán thuế NNT đã nghỉ việc hoặc không làm cho bất kỳ tổ chức chi trả nào. Khi đã chọn ô 4, NNT sẽ tiếp tục chọn cơ quan thuế quản lý tại nơi cư trú.
Sau khi đã lựa chọn đúng trường hợp kê khai phù hợp, NNT sẽ nhấn “Tiếp tục” để đến phần “Nhập dữ liệu tờ khai”. Khi này NNT sẽ nhập vào phụ lục 02-1/BK-QTT-TNCN và Tờ khai 02/QTT-TNCN.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Tại phần phụ lục 02-1/BK-QTT-TNCN (ở góc trái cuối màn hình), NNT nhấp vào đó và kê khai đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi nhấn “Lưu bản nháp”.
Tại phần tờ khai 02/QTT-TNCN (ở góc trái cuối màn hình), NNT nhập thông tin liên lạc của mình và kê khai thu nhập từ tiền lương, tiền công. Cụ thể:
– NNT nhập thông tin liên lạc của mình gồm: địa chỉ, quận/huyện, tỉnh/thành phố, điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng, mở tại ngân hàng (ghi rõ 3 cấp Tên Ngân hàng, Chi nhánh , Tỉnh/Thành phố trực thuộc).
– NNT nhập các chỉ tiêu phát sinh (nếu có) như sau:
Chỉ tiêu [23] : nhập tổng thu nhập phát sinh tại VN (thu nhập chịu thuế).
Chỉ tiêu [26] : nhập tổng thu nhập phát sinh ngoài VN (thu nhập chịu thuế).
Các khoản được giảm trừ gồm các chỉ tiêu: Chỉ tiêu [31]: từ thiện, nhân đạo, khuyến học; Chỉ tiêu [32]: các khoản đóng bảo hiểm được trừ; Chỉ tiêu [33]: khoản đóng quỹ hưu trí được trừ.
Số thuế của NNT gồm các chỉ tiêu: Chỉ tiêu [37]: số thuế đã khấu trừ (số thuế TNCN do đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ tại nguồn của người nộp thuế trong năm, có xuất chứng từ khấu trừ thuế
TNCN cho cá nhân NNT); Chỉ tiêu [38]: số thuế đã tạm nộp (số thuế người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào NSNN, không phải do đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ tại nguồn); Chỉ tiêu [39]: số thuế đã nộp ở nước ngoài được giảm trừ; Chỉ tiêu [40]: số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp trùng do quyết toán vắt năm.
Số thuế nộp thừa của NNT bao gồm các chỉ tiêu: Chỉ tiêu [47]: cá nhân yêu cầu hoàn thuế TNDN; Chỉ tiêu [49]: cá nhân muốn bù trừ cho khoản nộp NSNN khác.
Lưu ý rằng, nếu trường hợp NNT đã kê khai sẵn phụ lục và tờ khai như yêu cầu trên thì chỉ cần tải file lên hệ thống chứ không không kê khai lại nữa.
Bước 4: In và gửi tờ khai quyết toán thuế cá nhân
Trước khi in và gửi tờ khai quyết toán thuế cá nhân, NNT phải cài đặt iTaxViewer1.5.0. Phần mềm iTaxviewer tải tại tab trang nhantokhai.gdt.gov.vn.
Sau khi đã hoàn tất các tờ khai, phụ lục cần thiết cho việc quyết toán thuế điện tử TNCN, NNT phải nhấn lưu bản nháp rồi hoàn thành kê khai bằng cách nhấn “Tết xuất XML”.
Tiếp đó, NNT cần Nộp tờ khai → Xác thực nộp tờ khai: nhập đúng mã kiểm tra → tiếp tục → xuất hiện thông báo nộp tờ khai thành công.
Cuối cùng, NNT tiến hành in tờ khai đã kê khai thành 2 bản và nộp lại cho cơ quan thuế tại bộ phận một cửa.
Trường hợp NNT muốn kiểm tra lại trạng thái tờ khai đã gửi thì có thể chọn chức năng Tra cứu tờ khai rồi chọn loại Tờ khai → Chọn ngày gửi → Tra cứu. Tại đây, NNT sẽ kiểm tra được tờ khai mình gửi đã được ghi nhận vào hệ thống của Cơ quan Thuế chưa.
Kết luận
Trên đây là 04 bước quyết toán thuế điện tử cho các cá nhân cực đơn giản, nhanh chóng. Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/