Bài viết hướng dẫn cách tính lợi nhuận sau thuế đối với doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý doanh nghiệp.
1. Thuế là gì?
Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài.
Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan. Theo nghĩa về kinh tế, thuế chuyển sự giàu có từ các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp cho chính phủ. Điều này có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Do đó, thuế là một chủ đề gây tranh luận cao.
Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.
– Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi; nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
– Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
– Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”), dựa trên quy luật cung cầu.
>> Tham khảo: Báo cáo tài chính là gì?
– Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
– Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
– Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
2. Cách tính lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi lấy tổng thu nhập trừ đi tất cả các khoản chi phí hoạt động, lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận này sẽ được sử dụng để chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức bằng tiền hoặc tài sản, trích lập quỹ hoặc để dành để đầu tư cho các dự án trong tương lai của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế có liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, lợi nhuận càng cao cho các cổ đông.
Đây cũng là chỉ số để đánh giá doanh nghiệp có đang kiểm soát các khoản chi phí hiệu quả không. Nghĩa là lợi nhuận sau thuế vừa phản ánh hiệu quả doanh thu, vừa phản ánh hiệu quả trong vấn đề sử dụng các chi phí.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế thu nhập:
Công thức 1:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công thức 2: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó:
– Tổng doanh thu: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tính trong một năm tài chính, thể hiện thông qua các biên lai, hóa đơn bán ra.
– Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá vốn hàng bán, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp,…
Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất, kinh doanh + chi phí tài chính + các khoản chi phí khác.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Kế toán thuế bao gồm những gì?
Lưu ý: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo Điều 10, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20%.
Riêng đối với các hoạt động đặc biệt như tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam thì thuế suất thu nhập doanh nghiệp sẽ khoảng từ 32% – 50% phù hợp với từng dự án, cơ sở kinh doanh.
Kết luận
Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/