Khi kê khai thuế với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp thường gặp một số vấn đề về tính khấu trừ thuế, hóa đơn phát hiện sai sót… Bài viết tổng hop 3 vấn đề phổ biến nhất mà doanh nghiệp gặp phải.
1. Khi nào hóa đơn điện tử dùng để kê khai thuế được áp dụng khấu trừ?
Các hóa đơn điện tử sử dụng để kê khai thuế sẽ chỉ được áp dụng khấu trừ khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật về khấu trừ hóa đơn.
Điều kiện áp dụng khấu trừ thuế khi kê khai hóa đơn điện tử đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, mọi khoản chi của doanh nghiệp sẽ được áp dụng khấu trừ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là khoản chi có đầy đủ hoá đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Với những khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán đầy đủ và không dùng tiền mặt. Theo đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
>> Có thể bạn quan tâm: Quyết toán thuế nhà thầu.
2. Xử lý sai sót trên hóa đơn điện tử đã kê khai
Sau khi hoàn tất việc kê khai thuế, nếu doanh nghiệp phát hiện ra hóa đơn đã dùng để kê khai xảy ra sai sót thì điều đầu tiên mà kế toán doanh nghiệp cần phải ghi nhớ đó là: Tuyệt đối không được hủy hóa đơn điện tử đã dùng để kê khai.
Cách xử lý đúng khi này phải là: Kế toán doanh nghiệp cần tiến hành ghi nhận sai sót và điều chỉnh sai sót cho hóa đơn. Cụ thể:
- Lập biên bản hoặc lập văn bản thỏa thuận giữa hai bên bán – mua, có ghi rõ sai sót của hóa đơn đã kê khai.
- Tiến hành điều chỉnh lại hóa đơn sai sót đó.
- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, kế toán hai bên bán – mua điều chỉnh lại về doanh số và thuế.
>> Tham khảo: Quy định về hóa đơn điện tử.
3. Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có được dùng để kê khai thuế hay không?
Các hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử chỉ cần đảm bảo tính hợp pháp thì đều có thể dùng phục vụ cho mục đích kê khai thuế.
Bởi, theo đúng quy định hiện hành thì hóa đơn chuyển đổi khi đáp ứng đầy đủ các tiêu thức hóa đơn và quy định chuyển đổi thì đều được công nhận tính pháp lý:
- Hóa đơn chuyển đổi phải phản ánh đầy đủ thông tin của hóa đơn điện tử gốc.
- Hóa đơn chuyển đổi cần có ký hiệu riêng, ghi rõ dòng chữ: “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”.
- Hóa đơn chuyển đổi phải có đủ chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên thì hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sẽ được phép sử dụng để kê khai thuế GTGT.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã gửi đến độc giả 3 trường hợp thường gặp khi kê khai thuế với hóa đơn điện tử. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến những nội dung thực sự hữu ích.
Mọi thắc mắc liên quan đến kê khai thuế GTGT hay muốn nhận tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
Tel : 024.37545222
Fax: 024.37545223
Website: https://einvoice.vn/