Kê khai hóa đơn điều chỉnh tăng như thế nào?

Biên bản điều chỉnh tăng giá trị hóa đơn

Căn cứ Điều 23, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định những trường hợp hóa đơn đã lập, đã giao cho bên mua; hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển tới bên mua; hai bên bán và mua đã tiến hành kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện có sai sót xảy ra với hóa đơn thì hai bên bán và bên mua phải lập biên bản điều chỉnh, lập hóa đơn điều chỉnh, đồng thời điều chỉnh lại cả kê khai thuế đã tiến hành trước đó.

1. Kê khai hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng

Khi kê khai thuế các hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng, bên bán sẽ kê khai vào tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT.

Theo đó, kế toán không kê khai số lượng hàng hóa, dịch vụ bị thiếu mà sẽ kê khai luôn giá trị trị hàng hóa bị kê khai thiếu.

Cụ thể, kế toán sẽ cộng thêm giá trị tương ứng của số lượng hàng hóa, dịch vụ bị kê khai thiếu vào chỉ tiêu 32a (hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế).

Lưu ý rằng: Hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng thuộc đối tượng bên bán không phải kê khai thuế GTGT, do đó, bên bán sẽ không phải kê khai thuế các hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng.

Biên bản sửa đổi hóa đơn (hay còn gọi là biên bản điều chỉnh hóa đơn) là loại biên bản dùng để ghi nhận các sai sót hóa đơn dẫn tới việc phải hủy bỏ hóa đơn. Theo đó, cả hai bên mua và bán đều phải cam kết sẽ không kê khai thuế đối với hóa đơn viết sai phải hủy này.

Tại Khoản 3, Điều 20, Thông tư 39/2013/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã yêu cầu rõ đối với các trường hợp phải tiến hành lập biên bản sửa đổi, điều chỉnh hóa đơn.

Cụ thể: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.”

Các hóa đơn dù là loại hóa đơn giấy truyền thống hay hóa đơn điện tử thì khi sửa đổi, điều chỉnh, biên bản sửa đổi hóa đơn cũng phải tuân theo các yêu cầu nội dung nhất định để đảm bảo tính hợp pháp.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Kê khai hóa đơn điều chỉnh tăng số tiền

Mẫu biên bản điều chỉnh tăng giá trị hóa đơn

Khi kê khai thuế các hóa đơn điều chỉnh tăng số tiền:

– Bên bán sẽ kê khai trên tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT, lấy số tiền kê khai bị thiếu điền vào chỉ tiêu 32a (hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế).

– Đối với bên mua: tương tự như trường hợp trên, bên mua không cần phải kê khai thuế GTGT với các hóa đơn điều chỉnh tăng số tiền.

Các hóa đơn điều chỉnh tăng phải ghi rõ tăng số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

Khi tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh tăng, người điều chỉnh cầu lưu ý một số điểm như sau:

– Chỉ ghi thông tin điều chỉnh những chỉ tiêu bị sai;

– Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.

– Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

-Trước khi lập hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.

Cuối cùng, sau khi đã lập xong hóa đơn điều chỉnh chính xác và hợp lệ, bên bán và bên mua cần tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý mất hóa đơn GTGT chưa sử dụng.

3. Kê khai hóa đơn điều chỉnh tăng số thuế

– Bên bán sẽ kê khai các hóa đơn điều chỉnh tăng số thuế lên tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT bằng cách lấy số ở cột Thuế GTGT tương ứng với mục hàng hóa dịch vụ bán ra, cộng thêm phần điều chỉnh tăng trên hóa đơn. Tức là, tùy theo mức điều chỉnh tăng lên 5% hay 10% mà sẽ điền vào chỉ tiêu 30 hoặc 32 tương ứng.

– Bên mua tiến hành kê khai tương tự như bên bán, sử dụng tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT, lấy số ở cột Thuế GTGT tương ứng với mục hàng hóa dịch vụ bán ra, cộng thêm phần điều chỉnh tăng trên hóa đơn. Theo đó, cũng tùy vào mức điều chỉnh tăng lên 5% hay 10% mà sẽ điền vào chỉ tiêu 30 hoặc 32 tương ứng.

Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Căn cứ luật điều chỉnh
  • Thông tin của các bên liên quan
  • Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng lập,
  • Nội dung điều chỉnh sai sót
  • Ký hiệu hóa đơn được điều chỉnh… xuất hóa đơn điều chỉnh số… ngày tháng… ký hiệu…
  • Xác nhận chữ ký đóng dấu của các bên
  • Đối với biên bản sửa đổi hóa đơn giấy yêu cầu các bên đều phải có xác nhận ký và đóng dấu, đối với biên bản sửa đổi hóa đơn điện tử cần có chữ ký số của các bên để xác nhận.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Khi lập biên bản sửa đổi hóa đơn, nội dung của biên bản cần phải đáp ứng một số nội dung dưới đây để đảm bảo tính hợp pháp:

– Biên bản sửa đổi hóa đơn phải ghi rõ các sai sót mắc phải như: Điều chỉnh tăng/giảm số lựa hàng hóa, giá bán, thuế GTGT; tiền thuế GTGT; ký hiệu hóa đơn; địa chỉ hóa đơn,…

– Ngày trên biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải trùng khớp.

– Sau khi đã lập biên bản sửa đổi hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh, cả 2 bên mua và bán cần phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng pháp luật. Người đại diện 2 bên mua và bán phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)