Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không cần xuất hóa đơn mà vẫn đúng quy định. Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết sau.
1. Hóa đơn là gì?
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Hóa đơn có thể được phân loại như sau:
- Hóa đơn tự in
- Hóa đơn đặt in
- Hóa đơn điện tử
Trong đó, hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.
Để sử dụng hóa đơn điện tử, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử.
- Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định.
- Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
- Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
- Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm: Hệ thống lưu trữ, quy trình sao lưu và phục hồi khi gặp sự cố.
>> Có thể bạn quan tâm: Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ.
2. Quy định về xuất hóa đơn
Về nguyên tắc xuất hóa đơn đối với hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), các doanh nghiệp khi lập – xuất hóa đơn phải đảm bảo những điều sau:
- Đúng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Không được tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn khi viết phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.
- Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn.
- Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên với nội dung thống nhất trên các liên có cùng một số và phải được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Như vậy, các bạn kế toán viên cần thực sự lưu ý về 5 điểm trên để đảm bảo hóa đơn giá trị gia tăng có hiệu lực, tránh mất thời gian và chi phí cho những sai sót không đáng có.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý hóa đơn đầu vào kê khai muộn.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế).
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT trong trường hợp là hóa đơn GTGT.
- Tổng số tiền thanh toán.
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán.
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có).
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
Ngoài ra, một số trường hợp thì nội dung hóa đơn điện tử có thể không cần đầy đủ theo quy định. Những trường hợp này sẽ thực hiện nội dung hóa đơn khi lập và xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Trường hợp không phải xuất hóa đơn theo Nghị định 119
Nhằm quy định chi tiết, rõ ràng các trường hợp không nhất thiết phải xuất hóa đơn, Bộ Tài chính đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi bổ sung Khoản 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, hướng dẫn chi tiết các trường hợp không phải tính, nộp thuế GTGT. Theo đó các trường hợp này cũng hoàn toàn không bắt buộc phải xuất hóa đơn và thay thế bằng cách lập bảng kê.
Cụ thể, bao gồm các trường hợp sau:
- Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh;
- Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao;
- Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel: 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/