Bài viết giải đáp về một số nguyên tắc cần tuân thủ khi doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế bổ sung thuế GTGT. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Thuế GTGT là gì?
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Kế toán thuế GTGT là phụ trách khai báo các vấn đề về thuế GTGT trong doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Đóng vai trò cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước, các công việc của kế toán thuế GTGT giúp nhà nước dễ dàng quản lý doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Quyết toán thuế bảo vệ môi trường.
Kế toán thuế GTGT không phải là công việc đơn giản, đặc biệt đối với những sinh viên ngành kế toán mới ra trường. Bởi vì ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản, kế toán thuế phải biết cách xử lý khéo léo, nắm giữ nhiều cẩm nang kiến thức, kinh nghiệm trong khi làm việc.
Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, gồm cả các hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế GTGT.
Đối tượng kê khai và nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.
Luật Thuế giá trị gia tăng trước đây của Việt Nam quy định 4 mức thuế suất 0%, 5%, 10%, 20%, áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, mức thuế 0% sẽ áp dụng cho nhóm hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế 20% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, dịch vụ môi giới,….
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, ngày 11/1/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, thuế GTGT được giảm 2% trong năm 2022 với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% (tức là giảm còn 8%).
Tiếp đó, ngày 28/01/2022, Chính Phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong đó có hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.
Một số văn bản pháp luật về giảm thuế GTGT xuống 8% mà kế toán cần lưu ý:
- Thông báo 27/TB-TCT về nâng cấp phần mềm về lập hóa đơn đáp ứng quy định giảm mức thuế suất giá trị gia tăng tại Nghị quyết 43/2022/QH15.
- Công điện 01/CĐ-TCT về triển khai Nghị định hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
- Công văn 370/TCHQ-TXNK thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn danh mục hàng hóa không được giảm thuế GTGT và hướng dẫn khai báo trên hệ thống VNACCS/VCIS.
- Công điện 02/CĐ-TCT về đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Công văn 2688/BTC-TCT về thuế giá trị gia tăng tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
2. Nguyên tắc kê khai bổ sung thuế GTGT
Hiện nay, không ít trường hợp do mắc sai sót khi kê khai thuế GTGT nên đơn vị kinh doanh phải tiến hành kê khai bổ sung đối với loại thuế này.
Theo đó, khi kê khai bổ sung thuế GTGT, các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ mười bốn nguyên tắc sau:
- Trường hợp kê khai bổ sung làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê khai bổ sung thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp thêm số tiền còn thiếu đó cùng với số tiền chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước và không cần điều chỉnh tờ khai 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót;
- Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp của kỳ kê khai bổ sung, số thuế này đã được hoàn thì doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ vào các chỉ tiêu ở mục C trên mẫu 01/KHBS rồi lấy số tiền thuế đã được hoàn này nộp vào Ngân sách Nhà nước cùng số tiền chậm nộp;
- Đơn vị kinh doanh khi khai bổ sung thuế GTGT trên phần mềm HTKK bắt buộc phải áp dụng theo mẫu số 01/KHBS;
- Đơn vị kinh doanh tuyệt đối không được phép tự ý bù trừ sai sót của các tháng với nhau;
- Các trường hợp sai sót không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế thì làm tờ khai bổ sung điều chỉnh của tháng/quý có sai sót để gửi cho cơ quan thuế chủ quản kèm theo các công văn giải trình với cơ quan thuế về vấn đề này;
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
- Các đơn vị kinh doanh chỉ tiến hành kê khai bổ sung cho tháng nào có sai sót và điều chỉnh nếu có;
- Các tháng không có sai sót, điều chỉnh thì tuyệt đối không được kê khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT.
- Các đơn vị kinh doanh chỉ tiến hành kê khai bổ sung khi vào chỉ khi hết hạn nộp tờ khai thuế GTGT;
- Các đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện kê khai bổ sung trước khi có công bố quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế;
- Sau khi kê khai bổ sung thuế GTGT, nếu số thuế được khấu trừ của kỳ khai bổ sung bị giảm đi, người kê khai cần điền số tiền đó vào chỉ tiêu số 37 trên tờ khai 01/GTGT của tháng/quý phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung;
- Sau khi kê khai bổ sung thuế GTGT, nếu số thuế được khấu trừ của kỳ khai bổ sung tăng lên, người kê khai cần điền số tiền đó vào chỉ tiêu số 48 trên tờ khai 01/GTGT của tháng/quý phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung;
- Việc kê khai bổ sung thuế GTGT được phép thực hiện bất kể thời điểm nào khi phát hiện sai sót, doanh nghiệp hoàn toàn được kê khai bổ sung nhiều lần;
- Khi tiến hành kê khai bổ sung lần thứ nhất, người khai thuế phải đối chiếu số liệu tờ khai lần đầu, nếu khai bổ sung lần thứ hai thì người khai thuế phải đối chiếu số liệu tờ khai bổ sung lần thứ nhất.
- Trường hợp kê khai bổ sung là giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ bổ sung thì doanh nghiệp được bù trừ số tiền thuế đã nộp thừa vào nghĩa vụ thuế của kỳ tiếp sau đó và không phải điều chỉnh tờ khai mẫu số 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót;
>> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế TNDN 2022.
Như vậy, bài biết trên đây đã cập nhật tới bạn các nguyên tắc khai thuế GTGT và nguyên tắc kê khai bổ sung thuế GTGT mà mọi đơn vị kinh doanh đều cần biết và tuân thủ.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/