Hóa đơn bán hàng là chứng từ kế toán quan trọng mà hộ kinh doanh cá thể cần quan tâm. Bài viết giải đáp thắc mắc về nội dung hóa đơn bán hàng được quy định thế nào? Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Tiêu thức nội dung trên hóa đơn bán hàng
Mục “Ngày tháng năm”:
- Hoạt động bán hàng hóa: Là ngày chuyển giao quyền sở hữu/sử dụng hàng hóa.
- Cung ứng dịch vụ: Ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
- Xây dựng, lắp đặt: Ngày nghiệm thu, bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình.
“Họ tên người mua hàng”: Ghi đầy đủ họ tên người mua hàng, trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì ghi rõ “Người mua không lấy hóa đơn” hoặc “Người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
“Mã số thuế”: Điền mã số thuế của bên mua.
“Địa chỉ”: Ghi đầy đủ địa chỉ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
“Hình thức thanh toán”: CK – chuyển khoản, TM – thanh toán bằng tiền mặt, TM/CK – chưa xác định hình thức thanh toán.
“Số tài khoản”: Có thể ghi số tài khoản của đơn vị mua hàng hoặc để trống.
“STT”: Điền số thứ tự hàng hóa, dịch vụ.
“Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi đầy đủ, chi tiết, chính xác tên hàng hóa bán ra.
>> Tham khảo: Quy định về thời hạn quyết toán thuế.
“Đơn vị tính”: ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa bán ra, giống như khi mua vào. Lưu ý nếu có sự thay đổi đơn vị tính của hàng hóa thì phải có bảng quy đổi và xác nhận của nhà cung cấp.
“Số lượng”: ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ.
“Đơn giá” : Giá bán của 1 đơn vị sản phẩm bán ra (chưa bao gồm thuế GTGT)
“Thành tiền”: Tổng số tiền = đơn giá x số lượng
Sau khi viết xong tất cả nội dung các mặt hàng bán ra, gạch chéo phần còn trống (nếu có) bắt đầu từ trái qua phải
“Cộng tiền hàng” : Là tổng của các chỉ tiêu “Thành tiền”.
“Thuế suất thuế GTGT” :
- Mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10%.
- Nếu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, miễn thuế thì gạch chéo “ / “.
- Các mặt hàng có thuế suất như nhau thì mới được viết chung 1 hóa đơn.
2. Vì sao nên chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử?
Có thể thấy rằng, việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho DN. Sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp các nhà quản lý, điều hành DN kiểm soát tốt hơn quá trình phát hành, lưu trữ và sử dụng hóa đơn.
Bên cạnh đó, với phần mềm hóa đơn điện tử xác thực, DN chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản là tạo, lập hóa đơn ngay trên máy tính sau đó gửi trực tiếp cho khách hàng qua mạng internet. Với các mã số xác thực có trên mỗi hóa đơn, cơ quan thuế cũng dễ dàng tra cứu được tình trạng sử dụng hóa đơn của DN để thanh kiểm tra chặt chẽ hơn.
Thêm vào đó, trong nhiều năm qua, việc dùng hóa đơn giấy đã gây ra nhiều rắc rối, sai sót, rườm rà. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, chúng tôi thấy có thể tránh được nhiều sai sót, nhất là việc làm giả hóa đơn, giúp tăng tính minh bạch của DN, giảm thiểu tình trạng mua bán hóa đơn trôi nổi trên thị trường.
Hơn thế nữa, đa số DN Việt là DN nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất – kinh doanh hạn hẹp. Do đó, việc tiết kiệm chi phí luôn là bài toán khó được đặt ra trước mắt. Rõ ràng, hóa đơn điện tử giúp các DN tiết kiệm được thời gian, chi phí lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và in ấn, phát hành – một khoản tính ra cũng không phải là nhỏ.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, thời gian qua, ngành Tài chính đã đầu tư nghiên cứu nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của cộng đồng DN. Nhìn từ thực tế cho thấy, kết quả đạt được, nhất là trong cải cách thuế đã và đang có sức lan tỏa rộng lớn, từ việc đầu tư xây dựng và vận hành tốt website, truyền thông về phương pháp khai, nộp thuế điện tử đến việc quán triệt về đạo đức, thái độ của công chức ngành trong thực hiện chuyên môn… Tất cả những nỗ lực ấy khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của DN không còn nặng nề. Quản lý thuế điện tử đã không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho DN và cơ quan thuế mà sâu xa còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Qua thời gian sử dụng, chúng tôi thấy, hóa đơn điện tử là loại hình hóa đơn có tính bảo mật rất cao và tính minh bạch lớn. Hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ, vừa đơn giản lại vừa được bảo mật tuyệt đối. Đặc biệt, phần mềm hóa đơn điện tử cho phép DN có thể tạo mẫu hóa đơn và phát hành hóa đơn tại chỗ ngay trong ngày mà không cần phải đến cơ quan thuế. Trong khi đó, nhà quản lý DN vẫn dễ theo dõi chứng từ thanh toán, nhận giấy báo và truy nhập nhận hóa đơn nhanh chóng; khai báo và quyết toán thuế thuận tiện, truy lục hóa đơn, tránh thất thoát, cháy hỏng hóa đơn và bảo vệ môi trường…
Ngoài ra, DN còn có thể tự thiết kế mẫu hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của đơn vị mình lên hóa đơn để quảng bá về thương hiệu của mình.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/