Quản lý ngành bán lẻ đã hiệu quả hơn nhờ hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử giúp quản lý thuế hiệu quả với ngành bán lẻ

Việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trước kia là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với hóa đơn điện tử, việc minh bạch hóa môi trường kinh doanh đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Hóa đơn điện tử đã được sử dụng tại các hệ thống bán lẻ

Theo một chuyên viên tài chính kế toán, việc người tiêu dùng không yêu cầu xuất hóa đơn sẽ dẫn đến 2 hệ lụy: nhà nước bị ăn chặn thuế VAT (do các siêu thị thu hộ và buộc phải nộp về cho nhà nước) và khoản thu thuế từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ bị giảm đáng kể. Vị chuyên viên này cho biết, theo luật, tất cả các hóa đơn bán lẻ mà người tiêu dùng không xuất hóa đơn VAT thì cuối ngày siêu thị cũng sẽ phải xuất VAT để phù hợp với khối lượng mua đầu vào.

Vì “Nếu họ không xuất hóa đơn VAT thì hàng hóa của họ sẽ chất đầy trong kho, không thể tiếp tục nhập hàng hoặc họ sẽ phải nghĩ ra một kế sách nào đấy để tiêu hủy lượng hàng tồn kho do không có hóa đơn VAT bán ra”. Tuy nhiên, bất cấp chính là ở chỗ, do không bị kiểm soát nên hệ thống sổ sách kế toán siêu thị sẽ… làm lại để làm sao lãi ít thôi; để làm sao số lượng tiền nhập vào và số lượng tiền bán ra không chênh lệch nhau nhiều, để công ty không phải nộp thuế TNDN.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

Theo quy định,TNDN được tính dựa trên doanh thu bán ra trừ đi các chi phí đầu vào. Nếu doanh thu bán ra gần bằng hoặc lớn hơn không đáng kể so với chi phí đầu vào thì số tiền thuế TNDN sẽ phải đóng không đáng kể. Vấn đề kiểm soát TNDN đã được xem xét đề cập từ khoảng 10 năm nay nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có cách nào để kiểm soát, ngoại trừ trông chờ vào sự công bố của các DN.

Trước những phân tích này, có thể thấy, trước mắt, muốn kiểm soát được lượng hàng hóa bán ra trong các hệ thống bán lẻ thì cần phải có kết nối phần mềm bán hàng giữa các siêu thị và cục thuế để kiểm soát doanh thu” – ông Phú khẳng định.

Và có vẻ như việc giám sát hệ thống bán lẻ sắp được thực thi khi đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo lộ trình triển khai đề án HĐĐT đã được Bộ Tài chính phê duyệt thì trong thời gian tới sẽ thực hiện kết nối trực tiếp phần mềm bán hàng của các cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế.

2. Thời hạn triển khai hóa đơn điện tử theo quy định mới

Hóa đơn điện tử được áp dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Đến ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Tổng cục thuế cần thông báo, tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ thuế và người nộp thuế về sự thay đổi đối với hóa đơn, chứng từ. Cũng từ đó, ngày 28/10/2021, Tổng cục thuế ban hành Công văn số 4144/TCT-CS giới thiệu một số nội dung mới về hóa đơn, chứng từ theo Thông tư 78.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng với 5 bước.

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung tại Khoản 2 và Khoản 4, Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP sẽ bị bãi bỏ kể từ ngày 1/11/2020:

Điều 35. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
  2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
  3. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”

Như vậy, thời hạn doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là từ ngày 1/7/2022.

Trong các công ty hàng đầu Việt Nam, Thế giới Di động là một trong những doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử sớm nhất. Theo tiết lộ từ người đại diện Thế giới Di động, họ áp dụng thí điểm hóa đơn điện tử từ tháng 5/2015 và chính thức triển khai trên toàn hệ thống từ 1/7/2015. Thế giới Di động đã mạnh dạn chuyển sang hóa đơn điện tử do nhận thấy tiết kiệm thời gian của khách hàng cũng như thao tác của nhân viên, thuận tiện cho việc lưu trữ vừa nhanh vừa gọn.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Cụ thể, in hóa đơn điện tử bằng in kim trước đây phải mất khoảng 20 giây, dùng hóa đơn điện tử in biên nhận (bằng máy in nhiệt) chỉ mất khoảng 3-4 giây. Ngoài ra, công ty còn giảm chi phí in ấn, giấy tờ, lưu trữ và vận chuyển hóa đơn giấy về phòng kế toán. Khó khăn duy nhất của dùng hóa đơn điện tử là phải đảm bảo an toàn cho việc lưu trữ file mềm. Nhưng so với ích lợi mà hóa đơn điện tử mang lại thì khó khăn đó không đáng kể.

Ích lợi nhiều là thế, nhưng theo ông Thắng, muốn chuyển sang hẳn hóa đơn điện tử không phải là điều dễ dàng, nhất là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn.

“Để có thể chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, cần phải thỏa các điều kiện sau: Quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại và minh bạch hóa thông tin. Trình độ công nghệ máy tính của công ty phải hiện đại. Mạng internet và đường truyền luôn trong tình trạng mạnh mẽ, thông suốt. Có nhân lực hiểu biết về công nghệ và kế toán. Phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán tương thích, có thể kết nối dữ liệu với phần mềm hóa đơn điện tử. Cuối cùng là khả năng và nhu cầu minh bạch hóa thông tin thuế của DN”, ông Thắng nói.

>> Tham khảo: Xuất hóa đơn khi chuyển nhượng bất động sản.

Kết luận

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)