Hóa đơn là chứng từ kế toán quan trọng để ghi nhận các giao dịch trong nền kinh tế. Việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp là nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì sẽ chịu các mức xử phạt theo quy định.
1. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là gì?
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là một trong những loại báo cáo doanh nghiệp phải nộp theo quy định nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định có liên quan đến kế toán doanh nghiệp. Đây là cách cơ quan thuế quản lý hiệu quả nền kinh tế và hạn chế tình trạng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn khống, mua bán không hóa đơn hay các hành vi trốn thuế.
– Đối với những doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa theo tháng
Căn cứ theo Điều 5 Khoản 4 Thông tư 119/2014/TT-BTC, đối tượng phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng là những doanh nghiệp nằm trong nhóm rủi ro cao về thuế.
>> Tham khảo: Thuế GTGT với hàng khuyến mại.
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Thông tư 68/2019/TT-BTC, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ và có 1 trong các dấu hiệu được quy định tại Thông tư này.
– Đối với những doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý
Đối tượng của hình thức nộp báo cáo tình hình hóa đơn theo quý là những doanh nghiệp không nằm trong nhóm đối tượng thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Đối với trường hợp trong kỳ không phát sinh hoạt động bán hàng, không sử dụng đến hóa đơn thì doanh nghiệp vẫn phải sử dụng báo cáo và thực hiện ghi số lượng hóa đơn sử dụng = 0. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ mới thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mà chưa sử dụng thì được phép không làm báo cáo.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Mức phạt nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng háo đơn
Khi xác định các mức phạt tiền, doanh nghiệp cần căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:
- Đối với hành vi vừa có tình tiết tăng nặng vừa có tình tiết giảm nhẹ: 1 tình tiết giảm nhẹ sẽ giảm trừ 1 tình tiết tăng nặng.
- Các tình tiết tăng nặng nếu đã áp dụng để xác định khung tiền phạt thì sẽ không được áp dụng để xác định số tiền phạt cụ thể.
- Mỗi tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng không quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Mỗi tình tiết tăng nặng sẽ được tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng không quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Theo Điều 29, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không đúng thời hạn có thể bị phạt như sau:
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2.1. Phạt cảnh cáo
Doanh nghiệp có hành vi nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sau 1-5 ngày so với thời hạn sẽ bị phạt cảnh cáo.
2.2. Phạt tiền 1-3 triệu đồng
Mức phạt 1-3 triệu đồng áp dụng với trường hợp:
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chậm 1-10 ngày so với thời hạn.
- Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
2.3. Phạt tiền 2-4 triệu đồng
Mức phạt 2-4 triệu đồng với trường hợp nộp thông báo, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quá 11-20 ngày so với thời hạn.
2.4. Phạt tiền 4-8 triệu đồng
Mức phạt 4-8 triệu đồng với trường hợp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chậm 21-90 ngày so với thời hạn.
>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân là gì?
2.5. Phạt tiền 5-15 triệu đồng
Mức phạt 5-15 triệu đồng với trường hợp:
- Thời gian quá hạn khi nộp báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp là 91 ngày so với thời hạn quy định.
- Không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế.
Kết luận
Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/