Quy định về thu hồi hóa đơn đã kê khai

Thu hồi hóa đơn đã kê khai có được không?

Bài viết giải đáp một số quy định về thu hồi hóa đơn đã kê khai và quy trình thực hiện. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý doanh nghiệp.

1. Hóa đơn là gì?

Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Các chứng từ cần thiết đối với một hoá đơn GTGT mua vào hoặc bán ra:

  • Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa (Hợp đồng mua bán hàng hoá), trong trường hợp Hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra);
  • Phiếu xuất kho; phiếu nhập kho đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
  • Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán;

>> Có thể bạn quan tâm: Thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào.

2. Quy định thu hồi hóa đơn đã kê khai

Đối với các hóa đơn đã kê khai thuế, khi gặp sai sót buộc phải áp dụng thu hồi thì bên bán cần phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành để thực hiện xử lý đúng cách và hợp pháp.

Tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định cách thức xử lý thu hồi hóa đơn đã lập như sau:

– Đối với các hóa đơn đã lập, chưa giao cho bên mua, nếu phát hiện sai sót thì bên bán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã lập sai;

– Đối với các hóa đơn đã lập, đã giao cho bên mua, nếu phát hiện sai sót hoặc bên mua hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, thì bên bán phải kết hợp với bên mua lập biên bản thu hồi, tiến hành thu hồi các liên của hóa đơn đã lập. Trường hợp này, biên bản thu hồi khi lập phải thể hiện rõ nội dung đã lập sai hoặc lý do trả hàng, đòi lại hàng hóa, dịch vụ, đồng thời thỏa thuận chi tiết cách bồi thường (nếu có).

Doanh nghiệp có thể thu hồi hóa đơn đã kê khai được không?

Tại Thông tư 39/2014/TT-BTC với nội dung hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính Phủ,  Bộ Tài chính đã quy định chi tiết hơn về cách xử lý với hóa đơn đã lập. Cụ thể:

– Đối với các hóa đơn đã lập, đã giao cho bên mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế, nếu sau đó phát hiện sai sót thì hai bên bán và mua phải cùng xử lý sai sót.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Cách xử lý: Hai bên bán và mua cùng tiến hành lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót mắc phải; bên bán tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh sai sót; hai bên bán và mua tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào,… dựa trên hóa đơn điều chỉnh đã lập.

– Nội dung của hóa đơn điều chỉnh cần ghi rõ sai sót, điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Tại Điều 9, Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính có hướng dẫn cách xử lý với hóa đơn điện tử đã lập như sau:

– Nếu hóa đơn điện tử đã lập, đã gửi cho bên mua, đã giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế và sau đó phát hiện sau sót thì khi này, hai bên bán mua đều phải kết hợp để xử lý sai sót.

– Cách xử lý: Bên bán và bên mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của hai bên, ghi rõ sai sót; bên bán tiến hành điều lập hóa đơn điều chỉnh sai sót; hai bên bán mua phải căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để tiến hành kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

– Nội dung hóa đơn điện tử điều chỉnh phải ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu…

Như vậy, căn cứ vào các quy định trong, cách thức xử lý khi tiến hành thu hồi hóa đơn đã kê khai mắc sai sót được tiến hành như sau:

– Nếu là hóa đơn giấy phải xử lý thu hồi theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC, cụ thể theo 03 bước sau:

  • Bước 1: Hai bên bán và mua cùng tiến hành lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót mắc phải;
  • Bước 2: Bên bán tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh sai sót;
  • Bước 3: Hai bên bán và mua tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào,… dựa trên hóa đơn điều chỉnh đã lập.

– Nếu là hóa đơn điện tử phải xử lý thu hồi theo quy định của Thông tư số 32/2011/TT-BTC, cụ thể theo 03 bước sau:

  • Bước 1: Bên bán và bên mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của hai bên, ghi rõ sai sót;
  • Bước 2: Bên bán tiến hành điều lập hóa đơn điều chỉnh sai sót;
  • Bước 3: Hai bên bán mua phải căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để tiến hành kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

Lưu ý rằng, hóa đơn điều chỉnh dù ở dạng giấy hay điện tử thì đều không được ghi số âm (-).

>> Tham khảo: Nội dung bảng kê bán hàng.

3. Giải pháp hạn chế sai sót với hóa đơn

Hiện nay, hóa đơn điện tử đang được cho là giải pháp quản lý hóa đơn toàn diện giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro liên quan đến hóa đơn. Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.

Một số lợi ích của hóa đơn điện tử có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản hóa đơn.
  • An toàn và bảo mật: Hóa đơn điện tử được quản lý và bảo mật trên hệ thống phần mềm điện tử, khách hàng chỉ cần truy cập hệ thống online để trích xuất và lưu trữ hóa đơn trực tiếp ngay trên phần mềm. Điều này giúp khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tránh được rủi ro trong bảo quản, cũng như hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn giả.
  • Tiết kiệm thời gian ,giảm thiểu các thủ tục hành chính
  • Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng như: email. sms,…

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel: 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
Rate this post