Thời hạn quyết toán thuế được quy định thế nào?

Thời hạn thực hiện quyết toán thuế

Trong thời gian qua, quanlytailieu.vn đã hu hút được sự chú ý của đông đảo độc giả từ khắp nơi trên cả nước. Đó là một niềm vui rất lớn đối với đội ngũ biên tập viên nội dung của chúng tôi. Bài viết hôm nay, quanlytailieu.vn sẽ giải đáp những thắc mắc từ quý độc giả về thời hạn quyết toán thuế TNDN.

1. Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế được hiểu là việc làm bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong một khoảng thời gian cụ thể.

Còn đối với cơ quan Nhà nước thì quyết toán thuế chính là cách để Nhà nước quản lý những khoản đóng thuế của cá nhân, tổ chức, thông qua kiểm tra số liệu có trong các khoản thuế của một đơn vị kinh doanh bất kỳ, nhằm tránh sự gian lận trong việc nộp các khoản thuế này.

Ở Việt Nam hiện có hai đối tượng cần phải quyết toán thuế đó là: Cá nhân (thuế TNCN) và doanh nghiệp (thuế TNDN).

>> Có thể bạn quan tâm: Quyết toán thuế với doanh nghiệp mới thành lập.

2. Thời hạn quyết toán thuế

Quyết toán thuế tndn

Tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về nguyên tắc tính thuế và khai thuế như sau: Người nộp thuế phải tính và xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách Nhà nước một cách trung thực, chính xác và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế. Điều này đồng nghĩa rằng, khi tiến hành kê khai cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với số liệu mình kê khai.

Tại Điều 35 của Luật Kế toán 03/2003/QH11, Quốc hội đã quy định: Các doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế không quá 1 lần trong 1 năm về cùng 1 nội dung. Theo đó khi xuống kiểm tra, cơ quan thuế cần phải thông báo với doanh nghiệp bằng văn bản tối thiểu là 7 ngày.

Tại Khoản 1, Điều 56, Chương VIII, Thông tư số 28/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định về việc thanh tra thuế có nội dung như sau:

– Việc thanh tra thuế sẽ được thực hiện dựa trên kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất. Theo đó:

  • Thanh tra theo kế hoạch hàng năm sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch đã phê duyệt.
  • Thanh tra đột xuất sẽ tiến hành khi phát hiện cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết tố cáo, khiếu nại; hoặc thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc do chính chỉ đạo từ Bộ Tài chính.

– Việc lập kế hoạch thanh tra sẽ được xây dựng với các trường hợp quy định trong Điều 81 của Luật Quản lý thuế và dự trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế. Kế hoạch thanh tra sẽ bao gồm các nội dung chính như: Đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian dự kiến thanh tra.

Như vậy, liên quan đến vấn đề quyết toán thuế thì hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện việc quyết toán thuế. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có thể quyết toán thuế theo 1 năm, 2 năm, 3 năm hoặc cũng có thể là 5 năm.

Điều này đồng nghĩa rằng: Cơ quan thuế khi kiểm tra quyết toán thuế của cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh sẽ có quyền kiểm tra trong tất cả các năm.

>> Tham khảo: Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT.

3. Hồ sơ quyết toán thuế gồm những gì?

Thông thường, một bộ hồ sơ quyết toán thuế đầy đủ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Thứ nhất là tờ khai quyết toán thuế TNDN. Tờ khai này sẽ được thực hiện theo đúng mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
– Thứ hai là báo cáo tài chính năm quyết toán. Tùy trường hợp, doanh nghiệp cũng có thể báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định giải thể, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
– Thứ ba là phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào tình hình của doanh nghiệp để lựa chọn phụ lục phì hợp. Cụ thể:

  • Phụ lục theo mẫu 03-1A/TNDN: phản ánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ.
  • Phụ lục 03-1B/TNDN: phản ánh kết quả hoạt động của các ngân hàng, tín dụng.
  • Phụ lục 03-1C/TNDN: phản ánh kết quả hoạt động của các công ty chứng khoán hay quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Ngoài ra còn một số phụ lục khác sẽ tương ứng với những trường hợp cụ thể đã được quy định bởi pháp luật.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
Rate this post