Kế toán là một trong những hoạt động bắt buộc của doanh nghiệp. Bài viết giải đáp thắc mắc từ quý độc giả về các chế độ kế toán doanh nghiệp cần xác định trước khi đăng ký với Cơ quan Thuế.
1. Khái niệm kế toán và vai trò của kế toán
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Từ khái niệm Kế toán là gì, chúng ta có thể xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Có thể phân loại công việc của kế toán như sau:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Hình thức kế toán doanh nghiệp là gì?
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định nhằm phản ánh các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quy định, pháp lý nhà nước.
Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ban đầu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao được công chứng);
– Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc;
– Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của doanh nghiệp;
– Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người đại diện cho doanh nghiệp;
– Công văn/Bản đăng ký hình thức kế toán;
– Bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định
– Tờ khai lệ phí môn bài bản sao đi kèm với xác nhận đã nộp tiền lệ phí môn bài.
Ngoài ra, để hồ sơ được đầy đủ, tránh thiếu sót, doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực thuộc để được giải đáp chi tiết nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về hóa đơn đầu vào.
3. Các chế độ kế toán doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Các doanh nghiệp phải áp dụng chế độ kế toán tuân thủ đúng theo quy định như sau:
Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC. Đây là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018, áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Đây là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016, áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
>> Có thể bạn quan tâm: Tra cứu hóa đơn điện tử.
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đây hiện là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, áp dụng với đối tượng là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp sẽ áp dụng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Đây là Thông tư do Bộ Tài chính ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2017, áp dụng với các đối tượng là cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam sẽ áp dụng theo Thông tư 177/2015/TT-BTC. Đây là Thông tư do Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2015, áp dụng với các đối tượng là bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tại Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính của BHTG Việt Nam và các đơn vị trực thuộc BHTG Việt Nam.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách xử lý khi kê khai dư hóa đơn đầu vào.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel: 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/