Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh đầy đủ chi tiết

Làm thế nào để tạo một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết

Để lên một bản kế hoạch kinh doanh đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết. Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng, quản lý rủi ro, và tối ưu hóa cơ hội để đạt được thành công trong kinh doanh. Dưới đây là những nội dung mà người khởi nghiệp cần có cho bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh.

>> Tham khảo: Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu được quy định thế nào?

1. Tóm tắt sơ lược dự án

Ở phần này, bạn cần nêu những ý chính sau:

  • Sơ lược về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn định cung cấp.
  • Khách hàng mà bạn hướng đến là ai?
  • Hình thức kinh doanh là gì?
  • Quy mô nhân sự chính.
  • Khi nào bạn sẽ bắt tay vào làm?
  • Mục tiêu trong tương lai là gì? (Doanh số/ quy mô/ thị phần…).

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Giới thiệu công ty/ dự án

Phần giới thiệu thương hiệu trong bản kế hoạch kinh doanh cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp của bạn, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp, thương hiệu, trụ sở và tóm tắt chung về số lượng và cách phân bổ các chi nhánh (nếu có).
  • Lịch sử và câu chuyện: Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
  • Sứ mệnh và tầm nhìn: Sứ mệnh thể hiện lý do tồn tại của doanh nghiệp, còn tầm nhìn là mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được.
  • Giá trị cốt lõi: Những nguyên tắc và giá trị mà doanh nghiệp luôn tuân thủ.
  • Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp: Ví dụ như đặt chất lượng lên hàng đầu, chú trọng trải nghiệm khách hàng …
  • Logo và nhận diện thương hiệu: Hình ảnh logo và màu sắc chủ đạo của thương hiệu cùng những phân tích về nó.
  • Chủ đầu tư (nếu có), nhân sự chủ chốt.

Hiểu rõ thị trường

Hiểu rõ thị trường và đối thủ trong kinh doanh

3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Nghiên cứu thị trường là bước không thể thiếu trong bản kế hoạch kinh doanh để hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và cơ hội thị trường:

  • Phân tích thị trường: Bao gồm quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, và xu hướng hiện tại.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xác định các đối thủ chính, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ; Trả lời cho câu hỏi: Những điều mà doanh nghiệp của bạn có thể học hỏi là gì?
  • Phân tích khách hàng: Xác định và hiểu rõ nhu cầu, thói quen mua sắm, và hành vi của khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc khảo sát tại địa phương nơi doanh nghiệp định kinh doanh hoặc mua các gói phân tích khảo sát và số liệu thống kê từ các đơn vị khảo sát và phân tích số liệu uy tín.
  • Phân tích SWOT: Định vị thương hiệu bằng cách áp dụng mô hình SWOT để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

4. Sản phẩm và dịch vụ

Ở phần này, bạn hãy mô tả chi tiết về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:

  • Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ: Mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, bao gồm các tính năng và lợi ích.
  • Lợi thế cạnh tranh: Sản phẩm của bạn có đặc điểm, tính năng gì đặc biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh hay thị trường ngách?
  • Giá cả: Nêu ngắn gọn chiến lược định giá sản phẩm/dịch vụ và khách hàng mục tiêu gắn liền với phân khúc giá đó.
  • Quy trình sản xuất/cung cấp dịch vụ: Trình bày chi tiết về quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Bạn có đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm không? Kế hoạch để cải tiến và phát triển sản phẩm/dịch vụ trong tương lai của doanh nghiệp như thế nào?
  • Công nghệ: Công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất và vận hành (nếu có).

>> Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

5. Kế hoạch marketing

Kế hoạch marketing chi tiết sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng trưởng doanh thu. Doanh nghiệp có thể triển khai đầu mục marketing trong bản kế hoạch kinh doanh như sau:

  • Chiến lược marketing: Bao gồm chiến lược định vị (thông qua mô hình SWOT đi đến kết luận về lợi thế cạnh tranh và mô tả vị trí của sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng), chiến lược thương hiệu (phân tích rõ hơn về sứ mệnh, tầm nhìn, logo và hình ảnh thương hiệu…), và chiến lược tiếp thị tổng thể (Phát triển chiến lược tiếp thị hỗn hợp 4P gồm Giá, Sản phẩm, Phân phối và Khuyến mãi).
  • Kênh marketing: Xác định các kênh marketing (trực tuyến, ngoại tuyến) và lên kế hoạch về cách sử dụng chúng hiệu quả.
  • Ngân sách marketing: Dự trù chi phí cho các hoạt động marketing trong một khoảng thời gian nhất định.

Phân phối sản phẩm

Bạn sẽ phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình như thế nào?

6. Kế hoạch bán hàng và phân phối

Kế hoạch bán hàng và phân phối sẽ giúp bạn xác định cách tiếp cận khách hàng và quản lý quy trình bán hàng. Do đó, nó cũng cần được nhắc tới trong một bản kế hoạch kinh doanh với những khía cạnh sau:

  • Kênh phân phối: Các kênh phân phối mà bạn sẽ sử dụng gồm gián tiếp, trực tiếp và trực tuyến. Có thể kể đến như như cửa hàng vật lý, bán hàng qua điện thoại, bán hàng tại điểm lưu động, tại các booth, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, Omni-channel (kết hợp giữa cửa hàng vật lý và trực tuyến), B2B (doanh nghiệp cho doanh nghiệp)…
  • Quy trình bán hàng: Chi tiết các bước trong quy trình bán hàng từ khi tiếp cận khách hàng đến khi hoàn thành giao dịch và hậu mãi.
  • Chiến lược bán hàng: Chiến lược để tiếp cận và thu hút khách hàng.
  • Dịch vụ khách hàng: Kế hoạch để cung cấp dịch vụ sau bán hàng và chăm sóc khách hàng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

7. Kế hoạch nhân sự

Trong bất kỳ một dự án nào, nhân sự là yếu tố không thể thiếu. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý:

  • Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức và chức năng của từng bộ phận là phần cơ bản nhất đối với một bản kế hoạch kinh doanh. Với những dự án lớn hay thành lập tổ chức, bạn cần xác định số lượng cụ thể nhân sự và loại hình nhân sự cần thiết. Hay với những dự án nhỏ, đơn giản thì bạn có thể chỉ cần liệt kê danh sách nhân sự và vai trò/ trách nhiệm của nhân sự đó.
  • Kế hoạch tuyển dụng: Một bản kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và đầy đủ sẽ bao gồm chiến lược và quy trình tuyển dụng nhân sự.
  • Đào tạo và phát triển: Kế hoạch để đào tạo chuyên và phát triển kỹ năng khác cho nhân viên.
  • Chính sách nhân sự: Các chính sách về lương thưởng, phúc lợi, và môi trường làm việc.

8. Kế hoạch tài chính

Khi nói đến kế hoạch tài chính, bạn cần đặt ra các câu hỏi và trả lời trong bản kế hoạch kinh doanh, bao gồm các khía cạnh sau:

  • Chi phí khởi nghiệp là bao nhiêu?
  • Huy động nhà đầu tư, gọi vốn: Huy động vốn từ nhà đầu tư, vay ngân hàng, hoặc sử dụng vốn tự có …
  • Tạo bảng chi phí cố định hàng tháng của việc kinh doanh: Lương nhân viên, thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo, tiện ích, bảo trì, và các chi phí khác.
  • Dự báo doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định: 1 tháng, 1 năm, 3 năm.
  • Xác định điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn.
  • Tạo bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến.
  • Kế hoạch tài chính dự phòng: Quỹ dự phòng, bảo hiểm, vốn xoay vòng…

>> Tham khảo: Phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS5VNACCS.

Trên đây là sườn cho một bản kế hoạch kinh doanh mẫu của doanh nghiệp. Để có thể tạo lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, doanh nghiệp nên lấy ý kiến của các thành viên chủ chốt cũng như lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn, định hướng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc thu thập các thông tin từ sách, báo, khảo sát và liên tục cập nhật xu hướng thị trường cũng là những điều mà doanh nghiệp nên làm để bản kế hoạch được đánh giá cao.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)