Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp như thế nào?

Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính đúng quy định

Bài viết hướng dẫn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Bài viết từ quanlytailieu, hy vọng rằng sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với  quý độc giả.

>> Tham khảo: Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán cần tuân thủ.

1. Chuẩn mực kiểm toán cần tuân thủ

Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 214/2013/TT-BTC, Hệ thống 39 CMKT Việt Nam áp dụng đối với đối tượng là các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán được ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC gồm tất cả 39 số hiệu:

(1) Chuẩn mực chất lượng số 1: Kiểm toán chất lượng doanh nghiệp, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo các dịch vụ liên quan khác (VSQC1).

(2) Chuẩn mực số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp thực hiện kiểm toán theo hệ thống CMKT Việt Nam.

(3) Số 210: Hợp đồng kiểm toán.

(4) Số 220: Kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính.

(5) Số 230: Hồ sơ, tài liệu kiểm toán.

(6) Số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên về vấn đề gian lận xảy ra trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

(7) Số 250: Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong kiểm toán báo cáo tài chính.

(8) Số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm

(9) Số 265: Trao đổi về những vấn đề bất cập trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.

(10) Số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.

(11) Số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

(12) Số 320: Mức độ trọng yếu của lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

(13) Số 330: Hình thức xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá.

(14) Số 402: Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử

(15) Số 450: Đánh giá các vấn đề sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

(16) Số 500: Bằng chứng kiểm toán.

(17) Số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt.

(18) Số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài.

(19) Số 510: Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ.

(20) Số 520: Thủ tục phân tích

(21) Số 530: Lấy mẫu kiểm toán.

(22) Số 540: Kiểm toán các ước tính giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan.

(23) Số 550: Các bên liên quan đến kiểm toán.

(24) Số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

(25) Số 570: Hoạt động liên tục.

(26) Số 580: Giải trình bằng văn bản.

(27) Số 600: Những lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn.

(28) Số 610: Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ.

(29) Số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia.

(30) Số 700: Xây dựng ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

(31) Số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

(32) Số 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

(33) Số 710: Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh.

(34) Số 720: Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

(35) Số 800: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt.

(36) Số 805: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính.

(37) Số 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt.

(38) Số 1000: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

(39) Công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam.

>> Tham khảo: Rủi ro mua bán hóa đơn.

** Một số chuẩn mực khác

Chuẩn mực 901: Công tác soát xét báo cáo tài chính.

Chuẩn mực 902: Trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước, tiến hành kiểm tra thông tin tài chính.

Chuẩn mực 930: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.

Chuẩn mực 1000: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

2. Có những phương pháp kiểm toán cơ bản nào?

Theo quy định, các phương pháp kiểm toán cơ bản gồm có:

2.1. Phương pháp đánh giá tổng quát 

Đánh giá tổng quát là phương pháp kiểm toán cơ bản căn cứ trên số liệu của báo cáo tài chính (BCTC), thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu của BCTC.

Cụ thể, phương pháp đánh giá tổng quát sẽ bao gồm hai phương pháp chính là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất:

  • Phân tích xu hướng: Phương pháp này sẽ so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu, giúp kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động trên cùng một chỉ tiêu qua đó định hướng được nội dung kiểm toán và các định những vấn đề trọng yếu cần khai thác và đi sâu.
  • Phân tích tỷ suất: Dựa vào những tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục để đưa ra so sánh, phân tích đánh giá. Một số nhóm tỷ suất mà doanh nghiệp cần lưu ý:
    • Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán.
    • Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời.
    • Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính.

2.2. Phương pháp thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Phương pháp này là kỹ thuật kiểm tra chi tiết quá trình thanh toán, ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng tài khoản.

Đây là một trong những phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất, tuy mất nhiều công sức, thời gian, chi phí, nhưng lại mang lại bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất.Thích hợp để thực hiện tại các lĩnh vực như tiền mặt, ngoại tệ, đá quý.

>> Có thể bạn quan tâm: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Thông thường, quy trình kiểm toán sẽ bao gồm các bước sau:

– Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng đối với Kiểm toán viên là lập kế hoạch kiểm toán. Trong bước này, kiểm toán viên và đơn vị thực hiện kiểm toán phải xây dựng chiến lược kiểm toán, căn cứ trên các tiêu chí sau:

  • Đặc điểm của quá trình kiểm toán nhằm xác định mục đích, phạm vi kiểm toán.
  • Xác định mục tiêu kiểm toán để thiết lập lịch trình kiểm toán.
  • Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán.
  • Nội dung, lịch trình và phạm vi nguồn lực sử dụng trong toàn bộ quá trình kiểm toán.

– Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Để thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ áp dụng từng phương pháp kỹ thuật phù hợp cho từng hạng mục để thu thập thông tin.Việc này được triển khai chủ động.

Các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán như:

  • Thủ tục khảo sát: Kiểm toán viên tiến hành khảo sát nếu kết quả của quá trình này cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với nhận định ban đầu. Kết quả của khảo sát sẽ đưa ra những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư.
  • Phân tích và kiểm tra: Kiểm toán viên thực hiện chi tiết với các số dư. Thủ tục phân tích sẽ đưa ra kết quả xác định sự tồn tại của các giao dịch hoặc các sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán.

>> Tham khảo: Vì sao phải cấp chứng từ khấu trừ thuế?

– Bước 3: Tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận kiểm toán

Sau khi thực hiện mục tiêu kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận về vào báo cáo hoặc biên bản kiểm toán, giúp doanh nghiệp đạt được sự tin cậy như trong mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính được chia sẻ.

Cuối cùng, các kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập báo cáo và chịu trách nhiệm cho các sự kiện phát sinh việc lập báo cáo kiểm toán đó. Dựa vào kết quả của mục tiêu kiểm toán, các kiểm toán viên đánh giá: Ý kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến trái ngược và Ý kiến từ chối.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)