Báo cáo xuất nhập khẩu Việt nam năm 2023 được Bộ Công Thương công bố vào tháng 5 vừa qua. 2023 là năm kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn cả bên trong và bên ngoài, đặc biệt là chịu ảnh hưởng lớn suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 có nhiều nỗ lực phục hồi, bứt phá trong nửa cuối năm.
>> Tham khảo: Cách tính thuế và khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp.
1. Báo cáo xuất nhập khẩu: Những điểm tích cực
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn nỗ lực phục hồi, vượt qua khó khăn và ghi nhận nhiều “điểm sáng” tích cực.
1.1. Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước và nhóm hàng nông sản, thủy sản phục hồi tích cực
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nỗ lực phục hồi để duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh xuất nhập khẩu chung đều gặp nhiều khó khăn. Khu vực doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước xuất khẩu đạt 95,5 tỷ USD (giảm 0,3% so với năm 2022) và cũng thấp hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô), đạt 259,1 tỷ USD (Giảm 6,1%).
Nhóm hàng nông sản, thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm trước, nhiều mặt hàng tăng cao như rau củ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7%; xuất khẩu gạo đạt 4,7 tỷ USD, tăng 35,3%; xuất khẩu hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,1%.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
1.2. Thị trường xuất khẩu đa dạng hóa, cơ cấu hàng nhập khẩu ổn định
Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cũng có sự dịch chuyển tích cực theo hướng đa dạng hóa và mở rộng sang các thị trường tiềm năng lớn như khu vực châu Âu, Australia. Sự dịch chuyển này phù hợp với nhu cầu thị trường và ưu thế của Việt Nam đang ở thế ngày càng tăng mạnh như: gạo thơm (ĐT8, OM 18, 5451), ST, nếp, gạo trắng cao cấp 5%, japonica.
Cũng theo báo cáo xuất nhập khẩu Việt nam năm 2023, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu được duy trì ở mức ổn định, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Trong đó, trị giá nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước đạt 288,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 88,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
1.3. Mức suy giảm thu hẹp
Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam mặc dù chưa đạt được mức tăng trưởng cao nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể.
Trong nửa đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 316,5 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước; đến 9 tháng; mức giảm chỉ còn 11% và kết thúc năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 683 tỷ USD, mức giảm chỉ còn 6,6% (Trong đó xuất khẩu giảm 4,4%, nhập khẩu giảm 8,9%).
>> Tham khảo: Thuế GTGT bảo hiểm.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu 2023.
2. Báo cáo xuất nhập khẩu 2023: Những điểm hạn chế
Bên cạnh những điểm tích cực, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 còn nhiều vấn đề tồn tại:
2.1. Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực suy giảm
Kim ngạch xuất khẩu chủ lực giảm.
Mặc dù mức suy giảm đang được dần thu hẹp. Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm: Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ghi nhận giảm 11,3% so với năm 2022, sang thị trường EU giảm 6,6% so với năm 2022, sang thị trường Nhật Bản giảm 3,8%, sang thị trường Hàn Quốc giảm 3,3%, sang thị trường khu vực ASEAN giảm 4,5%.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2.2. Xuất siêu gia tăng
Cán cân thương mại năm 2023 theo hướng gia tăng trị giá xuất siêu. Mặc dù việc xuất siêu sẽ hỗ trợ chính sách tiền tệ, nâng cao dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, xuất siêu gia tăng do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với sự tụt giảm kim ngạch xuất khẩu cho thấy những khó khăn trong tình hình đơn hàng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Nhu cầu suy giảm, đơn hàng giảm làm nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chưa có sự tăng trưởng mạnh.
3. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn “xanh”
Các thị trường mở rộng gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,…
Về thị trường xuất – nhập khẩu hàng hóa năm 2023, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ – ước đạt 96,8 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc – Ước đạt 111,6 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa đạt xuất siêu đối với một số thị trường như EU (ước đạt 29,1 tỷ USD – Giảm 7,6%), Hoa Kỳ (ước đạt 83 tỷ USD – Giảm 12,6%), Nhật Bản 1,6 tỷ USD – tăng 90,3%.
Cán cân thương mại nhập siêu một số thị trường chính: Trung Quốc 49,9% – Giảm 17,6%; Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; ASEAN 8,3% tỷ USD – giảm 37,2%.
Như vậy, trong năm 2023, VIệt Nam đã tích cực tận dụng cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu. Cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu, cho thấy nhiều vấn đề khó khăn trong sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, nỗ lực phục hồi trong nửa cuối năm 2023 là tiền đề để năm 2024, xuất nhập khẩu Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn. Việc nỗ lực đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất – nhập khẩu Việt Nam sẽ tăng lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng xuất khẩu thời gian tới.
>> Tham khảo: Phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS5VNACCS.
Kết luận
Để được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/