Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được nhiều tổ chức lựa chọn và đăng ký thành lập nhất Việt Nam. Loại hình công ty này có nhiều ưu điểm, phù hợp với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ. Vậy Công ty TNHH là gì, có những đặc trưng, quyền và nghĩa vụ như thế nào?
>> Tham khảo: Nguyên tắc lập và quản lý hóa đơn chứng từ.
1. Công ty TNHH là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi không quá 50 thành viên góp vốn, gồm hai loại hình là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Căn cứ theo Điều 4, Khoản 7, Luật Doanh nghiệp năm 2020:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên, chịu trách nhiệm toàn bộ các nghĩa vụ và khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn mà họ đã góp.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Đặc điểm về huy động vốn công ty TNHH.
Công ty TNHH có một số đặc điểm đặc trưng về tư cách pháp nhân, về cơ cấu tổ chức, về huy động vốn.
2.1. Về tư cách pháp nhân
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, công ty TNHH có tài sản độc lập, có con dấu riêng, có trụ sở riêng, có thể tự thân tham gia mọi quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không cần phải lệ thuộc vào tư cách pháp nhân của chủ sở hữu.
Công ty có điều lệ riêng để phân biệt với các công ty khác cùng loại hình hoặc thuộc loại hình khác, được tổ chức thành một hệ thống, cơ cấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách đọc bảng cân đối kế toán.
2.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
So với công ty cổ phần, đặc điểm của công ty TNHH gọn nhẹ hơn. Đồng thời, công ty TNHH một thành viên và hai thành viên cũng có những đặc điểm khác nhau.
– Công ty TNHH 1 thành viên:
Trường hợp công ty do cá nhân làm chủ sở hữu nên cơ cấu gồm:
- Chủ sở hữu công ty.
- Chủ tịch công ty được bổ nhiệm bởi chủ sở hữu công ty (chủ sở hữu công ty có thể kiêm nhiệm Giám đốc).
- Giám đốc (có thể do chủ tịch công ty kiêm nhiệm hoặc đi thuê).
Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu nên cơ cấu gồm:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Công ty TNHH 2 thành viên:
Cơ cấu của công ty TNHH hai thành viên sẽ bao gồm:
- Hội đồng thành viên.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
2.2. Đặc điểm về huy động vốn
Việc huy động vốn của công ty TNHH được thực hiện thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ tổ chức, cá nhân. Công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể huy động vốn các hình thức tăng vốn của chủ sở hữu, thành viên công ty, tiếp nhận thêm thành viên góp vốn để tăng vốn điều lệ.
Lưu ý: Công ty TNHH (Cả loại hình một thành viên và hai thành viên trở lên) đều không được phép phát hành cổ phiếu. Như vậy, khác với công ty cổ phần, công ty TNHH không được phép phát hành chứng khoán dưới mọi hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành.
>> Tham khảo: Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 55, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Hội đồng thành viên công ty TNHH có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Xây dựng và quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
- Quyết định về vốn điều lệ (tăng hay giảm), phương thức và thời điểm huy động vốn.
- Quyết định về việc phát hành trái phiếu.
- Quyết định các dự án đầu tư phát triển của công ty, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ.
- Vay và cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác nếu có quy định tại Điều lệ công ty giá trị từ 50% giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc bằng tỷ lệ khác thấp hơn nếu Điều lệ công ty có quy định.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Quyết định về lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng và các vị trí quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xử lý khi viết sai chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
- Quyết định về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty.
- Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty con.
- Quyết định tổ chức tại công ty.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty.
- Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về Công ty TNHH: Khái niệm, đặc điểm, quyền và nghĩa vụ. Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được nhiều tổ chức lựa chọn và đăng ký thành lập nhất Việt Nam nên các tổ chức, cá nhân hoặc đơn vị thành lập có thể tham khảo, tìm hiểu để thực hiện các thủ tục thành lập công ty.
Kết luận
Để được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/