Quy định xử phạt hành vi trốn thuế theo Nghị định 125

Quy định mức xử phạt với hành vi trốn thuế theo Nghị định 125

Thuế đóng vai trò là nguồn thu ngân sách quốc gia đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ổn định nền kinh tế và an ninh quốc gia. Căn cứ Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm mà hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn

Mức phạt tiền 1 lần số thuế trốn sẽ được áp dụng đối với trường hợp NNT có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi phạm phải những hành vi vi phạm sau:

– NNT không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc tính từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Ngoại trừ các trường hợp đã quy định tại Điểm b, c của Khoản 4 và khoản 5 trong Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

– NNT không ghi chép vào sổ kế toán các khoản thu có liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn tới thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. Ngoại trừ các hành vi quy định tại Điều 16, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

>> Tham khảo: Quy định mua hóa đơn lẻ tại Cơ quan Thuế.

NNT không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, ngoại trừ trường hợp NNT đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng sai thông tin về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

– NNT sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm mục đích khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

– NNT sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế nhằm mục đích xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng với thực tế nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

– NNT sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định nhưng lại không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

– NNT có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng lại không thông báo với cơ quan thuế. Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 10 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn

Quy định về thuế

Mức phạt 1,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm ở mục 2.1 nhưng không hề có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.

Thuế ra đời và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ chủ yếu để nhà nước thu ngân sách. Do đó, bản chất và công dụng xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà nước. Thuế được thu dưới hình thức hiện vật hoặc bằng tiền. Người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan hệ thu, nộp này không mang tính đối giá.

Thuế là khoản nhà nước thu đối với tổ chức, cá nhân, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền thuế này cho người nộp. Do thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, nên ngày nay các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (quốc hội, nghị viện) đặt ra hoặc bãi bỏ. Ở một số nước có sự tách biệt giữa ngân sách trung ương với ngân sách của chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương cũng được quyền đặt ra hoặc bãi bỏ một số loại thuế áp dụng ở địa phương trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp.

Ở Việt Nam, trong thời kì thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước chỉ thu thuế đối với thành phần kinh tế tập thể, cá thể. Cuộc cải cách chế độ thu ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội Khoá VIII kì họp thứ tư năm 1989 đã đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế. Theo quy định của Hiến pháp nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn đặt ra hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tính thuế TNCN với hợp đồng thử việc.

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn

Mức phạt tiền 2 lần số thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các các hành vi sai phạm ở mục 2.1 và có một tình tiết tăng nặng.

Thuế đóng vai trò quan trọng, nó được ví như là dòng máu của nền kinh tế đối với 1 quốc gia. Bởi: Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước, mà cao hơn còn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường như hiện nay,

Thuế giúp điều tiết nền kinh tế. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Từ nguồn Thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN),… Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, kìm hãm, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh nữa của chính sách thuế là nhằm điều chỉnh thu nhập, đó là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng như: Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với rượu bia, thuốc lá…), thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT).

Từ những vai trò của thuế ở trên, chúng ta có thể thấy, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thuế nên xây dựng hợp lý, tránh tình trạng điều tiết, can thiệp quá lớn vào cung-cầu làm giảm động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn

Mức phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm ở mục 2.1 và có hai tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn

Mức phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm ở mục 2.1 và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Lưu ý rằng: bên cạnh việc phải chịu xử phạt, các đơn vị kinh doanh phạm phải vi phạm trốn thuế sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng Khoản 6, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Kết luận

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)